Nguyên Tổng cục trưởng Nguyễn Đức Kiên và những kỷ niệm về Luật Hải quan đầu tiên
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Hải quan mới đây, những kỷ niệm về khung khổ pháp lý đặc biệt quan trọng được quy định trong Luật Hải quan được khơi dậy một cách tự nhiên trong cảm xúc của nguyên Tổng cục trưởng Nguyễn Đức Kiên.
Bước trên chặng đường mới
Mở đầu câu chuyện, nguyên Tổng cục trưởng Nguyễn Đức Kiên chia sẻ: “Khi nhận được sự phân công, điều động của Đảng, Nhà nước từ vị trí Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương lên đảm nhận chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (tháng 10-1999- khi Tổng cục Hải quan còn là cơ quan trực thuộc Chính phủ), bản thân tôi có không ít lo lắng. Bởi đây là vị trí công tác mới, hơn nữa Hải quan là lĩnh vực có nghiệp vụ chuyên sâu và bản thân chưa có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này. Để đảm đương được trọng trách mới, chắc chắn tôi phải dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, nghiên cứu sâu về hoạt động hải quan, về ngành Hải quan”.
Sự cẩn thận, tận tâm trong nghiên cứu, học hỏi về kiến thức hải quan cộng với tinh thần, trách nhiệm cao và kiến thức về kinh tế được đào tạo bài bản ở nước ngoài trước đó giúp đồng chí Nguyễn Đức Kiên dần tiếp cận với hoạt động hải quan để sớm có những chỉ đạo, điều hành phù hợp với tình hình thực tế. Đồng chí chia sẻ: “qua những thông tin nắm bắt bước đầu về hoạt động hải quan, khi đó tôi nhận thấy nổi lên 4 vấn đề lớn, đặc biệt quan trọng cần giải quyết: Thứ nhất, cần sớm trình Quốc hội thảo luận thông qua dự thảo Luật Hải quan thay thế cho Pháp lệnh Hải quan; thứ hai, kiện toàn, ổn định hoạt động của đội ngũ lãnh đạo Tổng cục Hải quan đang có sự “khủng hoảng” do những tác động khách quan, chủ quan; thứ ba, thời điểm đó một bộ phận CBCC có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt xảy ra một số vụ án nghiêm trọng cần xử lý nghiêm minh, chấn chỉnh kịp thời để xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh; thứ tư, cần có biện pháp cải thiện hình ảnh, tác phong, thái độ phục vụ của CBCC đối với người dân, DN”.
Đưa Luật vào nghị trường
Trong các nhiệm vụ trên, đồng chí Nguyễn Đức Kiên nhận định, việc hoàn thiện Luật Hải quan có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đó là nền tảng để đổi mới, phát triển, hiện đại hóa hải quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. Đồng chí Nguyễn Đức Kiên phân tích: “Pháp lệnh Hải quan (do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 20-2-1990) không còn chứa đựng nổi những quy định, khung khổ pháp lý để đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của ngành Hải quan và yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước. Nhận thấy vấn đề này, ngành Hải quan đã tích cực xây dựng dự thảo Luật Hải quan. Vào thời điểm tôi đảm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng, dự thảo Luật Hải quan đã được Ngành xây dựng qua hơn 10 dự thảo và có nhiều lần trình nhưng chưa đưa vào được chương trình nghị sự của Quốc hội để thảo luận, thông qua. Điều đó chứng tỏ tính phức tạp của Ngành, các nghiệp vụ chuyên sâu trong hoạt động hải quan… Để cụ thể hóa quyết tâm trong xây dựng Luật Hải quan, ngay sau khi đảm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng, tôi dành khoảng 6 tháng để nghiên cứu dự thảo Luật, đi thực tế ở cơ sở để lắng nghe ý kiến đóng góp của CBCC, của cộng đồng DN, làm việc với các bộ phận tham mưu khối cơ quan Tổng cục để có thêm các thông tin đa chiều. Sau 6 tháng nghiên cứu, tìm hiểu, toàn Ngành tổ chức ra quân quyết liệt với nhiều hoạt động cụ thể để phục vụ việc xây dựng Luật. Trong thời gian không dài, dự thảo đã được Tổng cục Hải quan hoàn chỉnh, được Chính phủ đồng ý trình và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội để thảo luận, thông qua (tại kỳ hợp thứ 9 Quốc hội khóa X, diễn ra từ 22-5 đến 29-6-2001)”.
Nguyên Tổng cục trưởng Nguyễn Đức Kiên nhớ lại: Thời điểm đó, Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Chính phủ, nên cá nhân tôi được trực tiếp thay mặt Chính phủ trình bày và bảo vệ dự án Luật Hải quan trước Quốc hội. Lúc đó, không khí thảo luận của Quốc hội ở Hội trưởng Ba Đình về dự án Luật Hải quan diễn ra rất nghiêm túc, và rất sôi nổi. Các đại biểu đã đưa ra những đánh giá đúng mức về thành tựu, cống hiến của ngành Hải quan đối với đất nước, nhưng cũng có không ít ý kiến đề cập rất thẳng thắn, thậm chí có vấn đề rất gay gắt về những yếu kém, khuyết điểm, tồn tại của Ngành. Có những vấn đề mới, phương pháp quản lý mới theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế được đưa vào Luật như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan… Việc tranh luận về những quy định này rất căng thẳng vì những lo ngại của đại biểu Quốc hội về sơ hở, rủi ro… Với vai trò là người thay mặt Chính phủ trình bày, bảo vệ dự án luật, tôi bình tĩnh lắng nghe, tiếp thu và giải trình với tinh thần trân trọng và cầu thị tất cả các ý kiến của đại biểu Quốc hội. Với sự chuẩn bị chu đáo của ngành Hải quan, cộng với việc giải trình hợp lý nên Luật Hải quan nhận được sự tán đồng của Quốc hội và được thông qua tại kỳ họp này với tỷ lệ phiếu thuận rất cao, trên 90%. Đây là nguồn động viên rất lớn với cá nhân tôi và đội ngũ CBCC trong Ngành, bởi đây không chỉ là Luật đầu tiên trong lịch sử hơn 50 năm xây dựng, phát triển của Ngành, mà còn là khung khổ pháp lý quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của Ngành, phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập của đất nước.
Nền tảng quan trọng
Nguyên Tổng cục trưởng Nguyễn Đức Kiên nhận định: Sự ra đời của Luật Hải quan 2001 là một dấu mốc rất quan trọng mang ý nghĩa bước ngoặt trong quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam. Luật Hải quan 2001 chứa đựng nhiều nội dung quan trọng, trong đó, cá nhân tôi đặc biệt ấn tượng với 5 nhóm nội dung lớn: Thứ nhất là việc Luật Hải quan khẳng định đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới, phát triển ngành Hải quan theo hướng hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu phát triển trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, xác định rõ ràng phạm vi, địa bàn hoạt động, quản lý của cơ quan Hải quan theo hướng hải quan không ôm đồm cũng không né tránh, thể hiện mối quan hệ phối hợp giữa ngành Hải quan và các lực lượng khác cũng như với chính quyền địa phương trong thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan. Thứ ba, quy định về đẩy mạnh hiện đại hóa quản lý hải quan theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT. Luật dành hẳn 1 điều để đề cập đến nội dung này (Điều 8-PV) và điều này cũng nhận được sự đánh giá rất cao của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)- bởi đó là sự đột phá trong thời điểm đó. Thứ tư, áp dụng chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong hoạt động hải quan như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan... Vấn đề này được đại biểu Quốc hội thảo luận rất căng như đề cập ở trên. Tuy nhiên, quan điểm của Ngành, của cá nhân tôi là việc xây dựng, hiện đại hóa hải quan theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế không thể cầu toàn ngay. Vấn đề đặt ra là, khung khổ pháp lý về hải quan phải tạo được môi trường để thúc đẩy được sản xuất, kinh doanh trong nước, đẩy mạnh hoạt động XNK và đưa đất nước ta hội nhập quốc tế. Thứ năm, đảm bảo được quyền lợi cho CBCC hải quan. Theo đó, công chức hải quan được tính thâm niên như lực lượng vũ trang; áp dụng cơ chế tài chính trên cơ sở tổng số thu nộp vào Kho bạc Nhà nước để ngành Hải quan chủ động trong đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, hiện đại hóa hải quan… đây là những nguồn động viên lớn đối với CBCC hải quan” - nguyên Tổng cục trưởng Nguyễn Đức Kiên tâm đắc.
Chia sẻ với chúng tôi, nguyên Tổng cục trưởng Nguyễn Đức Kiên cho biết: “Thời gian đảm nhiệm vị trí người đứng đầu ngành Hải quan không dài nhưng để lại nhiều kỷ niệm và tình cảm sâu đậm với Ngành. Sau này, dù ở cương vị khác, đảm đương nhiều trọng trách khác nhau, tôi vẫn luôn quan tâm, dõi theo từng bước phát triển của ngành Hải quan. Tôi cảm nhận được những thành tựu, sự phát triển và vai trò quan trọng của hoạt động hải quan trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước”. Với tình cảm đó, nguyên Tổng cục trưởng Nguyễn Đức Kiên mong muốn đội ngũ CBCC hải quan hiện nay phát huy truyền thống vẻ vang 70 năm xây dựng và phát triển của Hải quan Việt Nam để tiếp tục viết lên những trang sử vàng trong chặng đường mới. |
Tin liên quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn tổ chức Đại hội Đảng các cấp
22:37 | 30/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK