Ngành Thực phẩm - Đồ uống Việt Nam năm 2021: Bức tranh“nhuốm màu” Covid-19
Ngành thực phẩm thay đổi mạnh mẽ trong đại dịch | |
Nhạy bén chuyển đổi, ngành thực phẩm đồ uống vẫn duy trì tăng trưởng tốt | |
Dịch Covid-19 “phơi bày” các điểm yếu của ngành Thực phẩm - Đồ uống |
Một số đặc điểm của hiện tại sẽ hỗ trợ tốt nhất do doanh nghiệp trong dài hạn. Nguồn Vietnam Report |
Những con số “buồn”
Theo thống kê của Vietnam Report, trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025. Thậm chí, trong năm 2020 – năm bắt đầu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có gần 48% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động ít, không đáng kể.
Tuy nhiên, bước sang năm 2021, đặc biệt là sau đợt bùng phát vào tháng 4 và trở nên nghiêm trọng hơn kể từ tháng 7, theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm, đã có 85.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2020, còn theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, 91% doanh nghiệp được hỏi cho biết chịu tác động ở mức nghiêm trọng.
Một trong những yếu tố tác động mạnh nhất đến các doanh nghiệp F&B là vấn đề logistics và phân phối (chiếm 91%). Khi dịch bùng phát, một số vùng kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội làm đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung ứng...
Bên cạnh đó, một số biện pháp của Chính phủ như mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” hay cơ chế “luồng xanh” tỏ ra chưa phù hợp vì đặc điểm mỗi địa phương khác nhau, gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa. Thời gian và chi phí lưu kho tăng khiến tình trạng “quá date” trước khi đến tay người tiêu dùng cũng tăng do các mặt hàng này đều có thời gian sử dụng ngắn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp F&B còn vấp phải các khó khăn về đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc; điều chỉnh cơ cấu chi phí để đáp ứng nhu cầu; giảm quy mô nhân sự….
Làm gì để thoát "cơn bĩ cực"
Trong bối cảnh đó, để có thể tạo được cơ chế “miễn dịch” như tiêm vắc-xin cho các doanh nghiệp, báo cáo của Vietnam Report cho rằng, các doanh nghiệp F&B cần phải kích hoạt và thích nghi với cơ chế làm việc linh hoạt; đầu tư nhiều hơn vào công nghệ; tạo ra những phương thức mới để phục vụ khách hàng; bộ máy vận hành tinh gọn hơn; …
Trong đó, điều quan trọng là cần nhận diện kịp thời thói quen tiêu dùng của khách hàng đang thay đổi. Khi dịch bùng phát, đã có một luồng dịch chuyển rõ nét từ thương mại truyền thống sang các kênh trực tuyến, chuyển từ mua sắm bên ngoài sang mua tại nhà, đặc biệt là nhóm thực phẩm. Có tới trên 91% lượng người tiêu dùng tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết đã từng sử dụng kênh trực tuyến để mua sản phẩm thực phẩm – đồ uống kể từ khi đại dịch bùng phát.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng mong muốn có trải nghiệm mua sắm tốt hơn thay vì các chương trình giảm giá sâu hoặc khuyến mại lớn như trước đây. Nhận diện được thực tế này, các doanh nghiệp sẽ có được hướng đi rõ nét hơn trong bối cảnh “sống chung an toàn với Covid-19”.
Ngoài ra, một yếu tố hết sức quan trọng nữa mà doanh nghiệp F&B cần quan tâm là vấn đề xây dựng thương hiệu.
Khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, trong cùng danh mục sản phẩm, cứ 10 người thì có đến 4 người đã từng chuyển sang dùng một nhãn hiệu sản phẩm mới hoặc thay thế sản phẩm mà họ thường mua trong thời gian bùng phát Covid-19.
Nguyên nhân là do tính không sẵn có của sản phẩm thường dùng trong giai đoạn giãn cách xã hội (61%). Điều này cho thấy xu hướng linh hoạt, dễ chấp nhận trong việc lựa chọn nhãn hiệu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đối với thực phẩm - đồ uống, ngoài tính đa dạng và sẵn có của sản phẩm, uy tín thương hiệu là yếu tố họ ưu tiên xem xét, trong đó thực hiện cam kết của doanh nghiệp là ưu tiên số 1.
Để xây dựng được thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần phát triển đồng thời 7 khía cạnh: sản phẩm, đổi mới, môi trường làm việc, trách nhiệm xã hội, năng lực quản trị, khả năng lãnh đạo và kết quả kinh doanh, chứ không phải chỉ 1 hoặc 2 khía cạnh. Còn đánh giá uy tín của doanh nghiệp F&B cần quan tâm đến tất cả các bên liên quan như người tiêu dùng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, nhà phân phối, nhân viên trong chính doanh nghiệp đó…
Do vậy, thời mà doanh nghiệp gây dựng uy tín chỉ dựa vào sản phẩm tốt đã qua rồi. Ngày nay, việc định nghĩa doanh nghiệp của bạn là ai quan trọng hơn việc doanh nghiệp bạn bán gì.
Tin liên quan
Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
15:03 | 07/01/2025 An ninh XNK
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Chuyển Công an điều tra chủ tài khoản facebook bán thực phẩm giả
09:13 | 14/12/2024 An ninh XNK
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
16:11 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược
15:11 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Quốc tế Long An lần đầu tham dự Hội nghị Portech châu Á
15:04 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
21:12 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB được hưởng nhiều ưu đãi dịp đầu năm mới
18:51 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chăm lo Tết cho người nghèo
14:48 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
20:47 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
09:45 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
14:24 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam SuperPort™ ký hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
12:50 | 08/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics