Ngành Tài chính thu ngân sách năm 2024 vượt 2 triệu tỷ đồng
Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đặt lên vai ngành Tài chính Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đã vượt dự toán Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị |
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bộ Tài chính. Ảnh: H.Anh |
Thu ngân sách ước đạt 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% dự toán
Cùng dự Hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh; Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Vũ Hải Sản; đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương và UBND các tỉnh, TP tại 62 điểm cầu trên cả nước.
Tham dự Hội nghị về phía Bộ Tài chính có Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, các Thứ trưởng Bộ Tài chính, lãnh đạo các Cục, Vụ, Tổng cục thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
Theo Bộ Tài chính, trong năm 2024, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm; sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực vẫn còn nhiều khó khăn; thiên tai nghiêm trọng diễn ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn về hạ tầng kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Trong bối cảnh đó, bám sát chủ đề điều hành năm 2024 của Chính phủ “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững”, ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tài chính – NSNN được giao, góp phần hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân, ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.
Năm 2024, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, mở rộng hợp lý, hiệu quả. Ảnh: H.Anh |
Trong năm, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; quyết liệt công tác thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên NSNN để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển
Các giải pháp chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được ban hành, thực hiện trong năm 2024 và năm 2025 với quy mô hỗ trợ lớn, phạm vi hỗ trợ rộng đã phát huy hiệu quả tích cực, hỗ trợ kịp thời các hoạt động sản xuất – kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy thu NSNN.
Theo đó, thu NSNN năm 2024 ước đạt 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% (tăng 324,4 nghìn tỷ đồng) so với dự toán, tăng 15,5% so với thực hiện năm 2023 (thu NSTW ước đạt 123,7% dự toán, thu NSĐP ước đạt 114,4% dự toán); tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 17,8%GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2%GDP.
Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tập trung triển khai quyết liệt công tác thu trong những ngày cuối năm, đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh, các khoản thu đã hết thời gian được gia hạn theo quy định, các khoản phải thu theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước.
Đồng thời, tăng cường thu nợ đọng thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, thất thu ngân sách, góp phần tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương, xử lý các vấn đề quan trọng, cấp bách đột xuất phát sinh, tăng chi đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội.
Bội chi NSNN khoảng 3,4% GDP
Về thực hiện nhiệm vụ chi, nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2024 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tổng số chi NSNN đến ngày 31/12/2024 ước đạt khoảng 1.830,8 nghìn tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán.
Trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 78,1% dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ giải ngân đạt 77,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 81,9% kế hoạch); chi thường xuyên ước đạt 94,5% dự toán.
Chi ngân sách đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo dự toán và tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo kinh phí thực hiện cải cách tiền lương... |
Với kết quả thu, chi NSNN nêu trên, cân đối NSTW và NSĐP được đảm bảo. Ước tính năm 2024, bội chi NSNN thực hiện khoảng 3,4% GDP, giảm 10 nghìn tỷ đồng so dự toán (giảm bội chi NSĐP).
Trong năm 2024, Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước vừa đảm bảo nguồn thanh toán các khoản chi theo dự toán, kịp thời trả các khoản nợ gốc đến hạn.
Năm 2024 đã phát hành được 330,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng 82,59% kế hoạch đầu năm, kỳ hạn bình quân 11,12 năm, lãi suất bình quân 2,52%/năm.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nợ công cũng là điểm sáng trong năm qua. Theo đó, ngành Tài chính đã kiểm soát hiệu quả nợ công, tái cơ cấu danh mục nợ theo hướng an toàn, bền vững.
Đến cuối năm 2024, chỉ tiêu dư nợ công khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 33-34% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN khoảng 20-21%, thấp hơn mức trần Quốc hội cho phép.
Cả 3 tổ chức đều tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức tích cực, bền vững trong đó, S&P, Fitch đánh giá đều ở mức BB+, Moody’s đánh giá ở mức Ba2, triển vọng Ổn định. |
Hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam tiếp tục được củng cố nhờ thành công trong điều hành phát triển kinh tế, tăng trưởng mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, nợ công được kiểm soát ở mức thấp.
Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo cho 3 Tổ chức S&P, Fitch, Moody’s và S&P xếp hạng tín nhiệm về tình hình kinh tế - xã hội, NSNN,… làm căn cứ đánh giá, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Tập trung hoàn thiện khung pháp lý phát triển thị trường chứng khoán
Trong năm qua, ngành Tài chính cũng đã điều hành giá cả, thị trường bám sát tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm
Với các giải pháp đã thực hiện, công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 đã bám sát theo đúng kịch bản điều hành đã đề ra; giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, chỉ số CPI bình quân 11 tháng được kiểm soát, tăng 3,69% so cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 2,7%; ước cả năm CPI bình quân tăng dưới 4%, thấp hơn mục tiêu (4-4,5%).
Ngành Tài chính đã tập trung hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán 2019. Ảnh: H.A |
Đối với thị trường vốn, Bộ Tài chính đã ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đến năm 2030; đồng thời, chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo phát triển an toàn, bền vững TTCK hướng tới mục tiêu nâng hạng trong thời gian tới.
Trong năm, đã tập trung hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành, qua đó tạo điều kiện phát triển bền vững cho TTCK; đã ban hành Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Đồng thời, đang phối hợp với các tổ chức quốc tế và các bộ, ngành liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng TTCK Việt Nam trong năm 2025; xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư gián tiếp tại nước ngoài để quảng bá và thu hút mạnh mẽ hơn sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, thao túng giá,... nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường, góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư. |
Kiến nghị xử lý tài chính qua thanh tra khoảng 124,8 nghìn tỷ đồng
Trong năm 2024, Bộ Tài chính đã thực hiện 73,4 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực quản lý thu, chi ngân sách; quản lý, sử dụng vốn đầu tư; quản lý giá, chứng khoán; kiểm tra 771,7 nghìn hồ sơ khai thuế của DN; bắt giữ, xử lý gần 18 nghìn vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan.
Qua đó, kiến nghị xử lý tài chính khoảng 124,8 nghìn tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nộp NSNN 23 nghìn tỷ đồng (đã thu nộp NSNN 12,4 nghìn tỷ đồng), kiến nghị giảm lỗ, giảm khấu trừ và xử lý tài chính khác 98 nghìn tỷ đồng; xử lý vi phạm hành chính khoảng 3,7 nghìn tỷ đồng.
Năm 2024 cũng là năm ngành Tài chính tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Theo báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ Tài chính tiếp tục xếp vị trí thứ 3/17 bộ, cơ quan ngang bộ với 89,18% và đây là năm thứ 10 liên tiếp (từ 2014 - 2023), Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu về PAR Index.
Về quản lý tài chính DN, trong năm 2024, có 117 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại DN, trong đó: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đối với 9/9 DN; các cơ quan đại diện chủ sở hữu đã phê duyệt 108/667 DN, trong đó có 20 DN thuộc Trung ương; 88 DN thuộc các địa phương.
Về thực hiện Nghị quyết 18/2017/NQ-TW về sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, Bộ Tài chính đã chủ động, tập trung chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng và ban hành kế hoạch để triển khai, thực hiện. Đồng thời, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định cụ thể, trong đó yêu cầu toàn ngành Tài chính tập trung rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, tổ chức lại các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước… đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu lực, phù hợp với quá trình đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế. |
Tin liên quan
Agribank tham dự các phiên họp và làm việc với một số tổ chức quốc tế, đối tác tại Mỹ về ESG
17:00 | 30/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
TPHCM phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng
00:07 | 01/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Ngành Tài chính quyết tâm tạo bước đột phá phát triển kinh tế đất nước
00:00 | 01/01/2025 Tài chính
Khối lượng phát hành TPCP chiếm 80-90% tổng huy động vốn trong nước
20:22 | 31/12/2024 Tài chính
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gấp 13 lần năm 2023
19:11 | 31/12/2024 Thuế - Kho bạc
Các địa phương nỗ lực điều hành linh hoạt, chặt chẽ công tác tài chính - ngân sách
18:54 | 31/12/2024 Tài chính
“Cú huých” để thị trường bảo hiểm phát triển về quy mô và chất lượng
15:24 | 31/12/2024 Tài chính
Các giải pháp hỗ trợ thuế, phí có “tác dụng kép” thúc đẩy nền kinh tế
15:14 | 31/12/2024 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
15:08 | 31/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics