Ngành dệt may đối diện với nhiều áp lực
Đơn hàng XK dệt may trong các tháng đầu năm 2019 giảm 30% so với cùng thời điểm năm 2018 Ảnh: Nguyễn Huế |
Đơn hàng giảm khoảng 30%
Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nay, tình hình thiếu đơn hàng đang diễn ra ở hầu hết DN dệt may. So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng đơn hàng dệt may giảm khoảng 30%. Phần lớn chỉ bảo đảm được lượng hàng cho sản xuất đến hết quý III. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các DN nhỏ và vừa mà còn ở các DN lớn. Đáng lưu ý, các đơn hàng dệt may kí kết gần đây của DN chủ yếu cũng là đơn hàng ngắn trong vài ba tháng chứ không phải là các đơn hàng dài hơi như trước. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sợi và phụ liệu gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm XK sản phẩm sợi của Việt Nam giảm 23,1% về sản lượng và 19,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 18,34 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Sản xuất hàng dệt may trong 7 tháng đầu năm cũng có mức tăng trưởng khá. Trong đó, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 351 triệu m2, tăng 8,4%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 678 triệu m2, tăng 11,5%; quần áo mặc thường ước đạt 2.912,7 triệu cái, tăng 8,8%, so với cùng kỳ. |
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm đơn hàng, các chuyên gia của ngành dệt may cho rằng, chiến tranh thương mại giữa Mỹ- Trung Quốc đã khiến XK sợi của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2019, XK sợi của Việt Nam vào Trung Quốc sụt giảm đến 80% về sản lượng so với năm trước, do Trung Quốc tồn kho rất lớn về vải, hàng loạt nhà máy dệt may phải đóng cửa. Điều này khiến sản phẩm của ngành kéo sợi Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc bị giảm.
Với kết quả XK của 6 tháng đầu năm, khó khăn của ngành sợi có thể kéo dài đến hết năm 2019.
Nhiều áp lực
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, tình hình của ngành dệt may trong các tháng cuối năm 2019 rất khó dự đoán vì đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chiến tranh thương mại làm thị trường sụt xuống, sức mua giảm đang là xu thế chung của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, ngành dệt may đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh về lao động với các ngành khác. Do vậy, mặc dù có lợi thế về các FTA nhưng đây cũng chỉ là những lợi thế tiềm năng về dài hạn chứ chưa tạo ra sự bứt phá trong ngắn hạn. Với các khó khăn hiện tại, dự báo trong các tháng cuối năm, ngành dệt may cũng chỉ có thể duy trì được mức tăng trưởng khoảng 10% như các tháng đầu năm.
Thừa nhận những áp lực lớn về lao động mà ngành dệt may đang phải đối mặt, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, không riêng các DN dệt may ở thành phố mới phải chịu sức ép về lao động. Do đặc thù nền nông nghiệp của nước ta là nông nghiệp mùa vụ nên các nhà máy dệt may chuyển từ TPHCM và các thành phố lớn về các tỉnh cũng luôn bị thiếu lao động mỗi khi vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp do công nhân nghỉ việc. Bên cạnh đó, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp đang tạo kẽ hở cho người lao đông bỏ việc ở nhà chờ ăn lương thất nghiệp 6 tháng. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Việt Nam có khoảng 52 triệu lao động đang làm việc thì có tới 12,6 triệu lao động đang hưởng lương thất nghiệp, chiếm tới hơn 30%. Ngoài ra, các khuyến khích về XK lao động và cạnh tranh về lao động với các DN FDI cũng tạo ra những áp lực về lao động cho các DN dệt may trong nước.
"Các DN FDI vào Việt Nam mở nhà máy không cần bỏ ra chi phí đào tạo, chỉ cần trả thêm cho người lao động mấy trăm ngàn đồng/tháng là có thể thu hút được lao động có tay nghề, thậm chí là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật”, ông Giang cho biết.
Cũng liên quan đến lao động, ông Vũ Đức Giang cho rằng, tiền lương của người lao động cũng đang khiến các DN dệt may phải “đau đầu”. Trong khi tổng thu nhập cho người lao động ở một số nước trong khu vực như Bangladesh, Srilanka chỉ khoảng 150 USD/người, thì ở Việt Nam là 350 USD/người. Đây cũng là thách thức khiến cho các đơn hàng của Việt Nam bị hút đi các thị trường khác, chủ yếu là Bangladesh, Srilanka, Myanmar. Đặc biệt, một số nước như Myanmar đã có FTA với Mỹ và các nước châu Âu từ rất lâu và đã được hưởng thuế NK 0% trong khi đến nay Việt Nam mới ký được FTA với EU, do vậy áp lực cạnh tranh với ngành dệt may không chỉ về lao động mà còn về cả thị trường. Hiện nay Ấn Độ nổi lên là cường quốc dệt may và tới đây là Bangladesh vì họ đã có FTA với Mỹ và lợi thế về thu nhập tiền lương thấp.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics