Facebook Twitter youtube Tiktok

Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may

Bước sang quý cuối năm, các doanh nghiệp dệt may lo ngại đà tăng trưởng có thể chững lại khi sức mua toàn cầu suy yếu và các đàm phán thuế quan với Mỹ chưa có kết quả rõ ràng.
Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu Hải quan Móng Cái: Hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mở rộng sản xuất Doanh nghiệp dệt may Việt bứt tốc trước thách thức thuế đối ứng

Thông tin trên được lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chia sẻ tại "Hội thảo chuyên đề tháng 5" tổ chức ngày 14/5, với hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Tồn kho thấp mở cơ hội cho quý 3

Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, thị trường dệt may thế giới đang bước vào giai đoạn khá “nhạy cảm”. Dù hiện tại các đơn hàng vẫn ổn định nhờ mức tồn kho tại Mỹ đang ở mức thấp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội duy trì đà xuất khẩu trong quý 3, song tình hình có thể đảo chiều nhanh trong quý 4. “Dự báo sức mua tại Mỹ sẽ giảm khoảng 5% trong năm nay. Nếu đúng như vậy, đơn hàng quý 4 có thể giảm khoảng 10% so với cùng kỳ. Đó là chưa kể các chính sách thuế đối ứng từ phía Mỹ vẫn đang được đàm phán, nên chưa thể nói trước điều gì”, ông Trường nhận định.

Cuộc đua nước rút đầy bất định của ngành dệt may
Xuất khẩu hàng dệt may đạt 11,76 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025.

Một trong những yếu tố được các doanh nghiệp theo dõi sát là khả năng Mỹ ban hành các chính sách thuế đối ứng tạm thời đối với hàng dệt may Việt Nam từ nay đến 10/7. Đây là kết quả của tiến trình đàm phán song phương giữa Chính phủ Việt Nam và phía Mỹ.

Dù vậy, ở chiều thuận lợi, thị trường vẫn đang có những cơ hội đáng kể. Ông Hoàng Mạnh Cầm – Phó Chánh Văn phòng HĐQT Vinatex cho biết, theo dữ liệu từ Sourcing Journal, nhiều nhãn hàng lớn tại Mỹ hiện chỉ đủ hàng cho 6–8 tuần tới, điều này có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng vào mùa tựu trường và lễ hội cuối năm. Cùng lúc, nguồn cung từ Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh lớn nhất – đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở nhóm hàng sweaters (áo dài tay). Một phần do chuỗi cung ứng gián đoạn, phần khác do Trung Quốc vẫn đang chịu tác động từ cuộc chiến thuế quan kéo dài với Mỹ.

Không chỉ vậy, các bất ổn ở khu vực Nam Á cũng khiến chuỗi cung ứng từ các quốc gia đối thủ như Pakistan, Bangladesh gặp khó khăn. Căng thẳng chính trị, khủng hoảng năng lượng, thiếu điện – những yếu tố đang khiến nhiều nhà máy dệt và sợi tại đây buộc phải tạm dừng hoạt động. Bên cạnh đó, giá cước vận tải quốc tế giảm và tỷ giá VND/USD có xu hướng ổn định cũng tạo thêm lợi thế chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong ngắn hạn.

Đàm phán thuế chưa xong, chi phí sản xuất tăng

Chỉ ra một loạt rào cản mà ngành dệt may đang phải đối mặt, ông Hoàng Mạnh Cầm thẳng thắn cho biết: Trước hết, tiến trình đàm phán thuế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện vẫn đang dang dở, khiến môi trường thương mại tiềm ẩn nhiều bất định.

"Nếu phía Mỹ quyết định áp dụng mức thuế mới đối với hàng dệt may Việt Nam, nguy cơ doanh nghiệp mất đơn hàng trong quý IV là hoàn toàn có thể xảy ra", ông Cầm chỉ rõ.

Ngoài ra, sức mua tại một số thị trường lớn như Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn còn yếu, chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Trong khi đó, chính sách tăng giá điện từ ngày 10/5/2025 càng làm gia tăng áp lực chi phí – đặc biệt với các doanh nghiệp ngành sợi vốn tiêu tốn nhiều năng lượng.

Mặt khác, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 xuống còn 2,8%, trong khi các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... đều bị điều chỉnh giảm. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này khi mức tăng trưởng bị hạ từ 6,1% xuống còn 5,2%.

Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia trong ngành cho rằng, doanh nghiệp cần xây dựng các kịch bản điều hành linh hoạt, đồng thời nắm bắt cơ hội ngắn hạn từ thị trường Mỹ trong quý III để “gối đầu” cho những biến động có thể xảy ra ở quý IV.

“Không nên quá lạc quan, cũng không bi quan. Vấn đề là doanh nghiệp phải biết chớp thời cơ khi tồn kho thấp, nhưng đồng thời cũng cần kiểm soát chặt tồn kho đầu vào để tránh bị rơi vào thế bị động nếu thị trường đảo chiều đột ngột”, chuyên gia từ Vinatex chia sẻ.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài chính, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4/2025 đạt 37,45 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đang có dấu hiệu chững lại, thì ngành dệt may vẫn duy trì được đà tăng nhẹ.

Cụ thể, trong tháng 4/2025, xuất khẩu hàng dệt may đạt 3,07 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Mặc dù mức tăng này gần như đi ngang, song vẫn đáng chú ý khi ngành dệt may là một trong số ít nhóm hàng công nghiệp chế biến ghi nhận tăng trưởng dương trong tháng.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hàng dệt may đạt 11,76 tỷ USD, chiếm khoảng 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước trong cùng kỳ. Điều này tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của ngành dệt may trong cán cân thương mại Việt Nam.

HOA BÙI

Tin liên quan

(INFOGRAPHICS): 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất mang về 122,5 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất mang về 122,5 tỷ USD

Hết tháng 5, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 180 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 10 nhóm hàng lớn nhất có tổng kim ngạch 122,5 tỷ USD, chiếm 68% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan.
1 tháng có 7 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

1 tháng có 7 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, tháng 5, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 39,6 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước.
Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Hết tháng 4, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD).
Cà phê Việt giữ lợi thế giữa xoáy chuyển toàn cầu

Cà phê Việt giữ lợi thế giữa xoáy chuyển toàn cầu

Việt Nam đang chứng kiến một giai đoạn đầy ấn tượng của ngành cà phê khi giá trị xuất khẩu vọt lên mức kỷ lục, khẳng định vị thế trên bản đồ nông sản thế giới. Tuy nhiên, song hành cùng những thành tựu đó là không ít thách thức từ biến động thị trường toàn cầu, đặc biệt là rủi ro về thuế quan và xu hướng giảm giá.
Thương nhân Trung Quốc tăng tốc thu mua vải thiều Việt

Thương nhân Trung Quốc tăng tốc thu mua vải thiều Việt

Thị trường vải thiều sôi động khi thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh thu mua, với khoảng 4.000 tấn vải chín sớm từ Bắc Giang xuất khẩu chỉ trong 10 ngày gần đây.
EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa phát đi cảnh báo khẩn về các quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là tại các nước Bắc Âu – nơi nổi tiếng với sự kiểm soát nghiêm ngặt. Không chỉ ngành ca cao, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây, thủy sản và cả hàng chế biến có thành phần nông sản đều đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng, nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về tính bền vững và truy xuất nguồn gốc.
Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD

Xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD

Theo số liệu sơ bộ từ Cục Hải quan, trong tháng 5 vừa qua, xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam đã mang về hơn 1,4 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước.
Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD

Mục tiêu đến năm 2030, thủy sản Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có năng lực cạnh tranh toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 14–16 tỷ USD.
Thị trường Bắc Trung Bộ đón dòng giao thương quốc tế

Thị trường Bắc Trung Bộ đón dòng giao thương quốc tế

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương đang phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức một sự kiện giao thương quốc tế lớn vào giữa tháng 7/2025, nhằm mục tiêu kết nối trực tiếp các doanh nghiệp nước ngoài với địa phương khu vực Bắc Trung Bộ. Sự kiện dự kiến diễn ra tại TP. Đông Hà, với mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng tầm sản phẩm vùng và tạo động lực phát triển cho toàn khu vực.
Ngành tôm Việt Nam tìm giải pháp ứng phó trước sức ép tăng thuế từ Mỹ

Ngành tôm Việt Nam tìm giải pháp ứng phó trước sức ép tăng thuế từ Mỹ

Ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá cao chưa từng có tại thị trường Mỹ. Mức thuế sơ bộ hiện tại là 10%, nhưng nếu quá trình điều tra và đàm phán không đạt kết quả tích cực, thuế suất có thể bị đẩy lên tới 35–46%. Trước diễn biến này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Lê Quang Minh (Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội) nhằm làm rõ tác động và đề xuất hướng ứng phó hiệu quả cho ngành tôm Việt Nam.
Sớm khắc phục những điểm yếu nội tại để xuất khẩu sầu riêng bứt phá

Sớm khắc phục những điểm yếu nội tại để xuất khẩu sầu riêng bứt phá

Ngành sầu riêng đang tăng trưởng xuất khẩu nhanh, đạt trên 3,2 tỷ USD trong năm 2024, nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm yếu về chất lượng, chuỗi cung ứng và kiểm soát đầu vào. Tại Hội thảo do Báo Tiền Phong tổ chức, các chuyên gia cảnh báo nếu không kịp thời điều chỉnh, ngành hàng này có thể đối mặt với rủi ro mất thị trường.
Thép cốt bê tông Việt Nam dính án điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Mỹ

Thép cốt bê tông Việt Nam dính án điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Mỹ

Ngày 4/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức tiếp nhận hồ sơ đề nghị tiến hành điều tra về chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép cốt bê tông nhập khẩu từ Việt Nam. Đề nghị này không chỉ nhắm vào Việt Nam mà còn bao gồm cả Algeria, Bulgaria và Ai Cập. Hồ sơ này do Hiệp hội Thép cốt bê tông Hoa Kỳ đưa ra.
TP.Hồ Chí Minh: Hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

TP.Hồ Chí Minh: Hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

Chỉ tính riêng tháng 5/2025, hàng hóa xuất khẩu qua các cảng TP. Hồ Chí Minh tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả ấn tượng trong nhiều năm qua.
Ngành gỗ Việt Nam: tìm  hướng đi mới để tồn tại

Ngành gỗ Việt Nam: tìm hướng đi mới để tồn tại

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang trải qua những biến động chưa từng có. Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm những hướng đi mới, không chỉ để tồn tại mà còn định vị lại vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu. Sự thay đổi chiến lược, tập trung vào phát triển bền vững và đa dạng hóa thị trường đang trở thành kim chỉ nam cho hành động.
Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất dự án nuôi tôm hùm lớn tại Phú Yên

Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất dự án nuôi tôm hùm lớn tại Phú Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Sapien Việt Nam và đối tác chiến lược từ Hàn Quốc – Liên đoàn Hợp tác xã thủy sản Suhyup Mokpo – nhằm trao đổi về đề xuất đầu tư một vùng nuôi tôm hùm xuất khẩu quy mô lớn tại địa phương.
Gạo Việt trước cơ hội dài hơi tại thị trường Singapore

Gạo Việt trước cơ hội dài hơi tại thị trường Singapore

Ngày 9/6, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore tại Singapore Trần Phước Anh cùng Thương vụ đã làm việc với lãnh đạo Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA), do ông Damian Chan, giám đốc điều hành dẫn đầu. Theo đó, hai bên trao đổi về tăng cường hợp tác lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Singapore.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả bằng nguyên liệu trôi nổi

Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả bằng nguyên liệu trôi nổi

Công an tỉnh Tây Ninh phát hiện đường dây sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả quy mô lớn.
Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi: Cải cách thủ tục hướng đến doanh nghiệp

Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung đã được thảo luận tại cuộc họp tổ và hội trường Quốc hội, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2 lần cho ý kiến.
Tạm giữ xe tải vận chuyển 6.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Tạm giữ xe tải vận chuyển 6.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa kiểm tra, phát hiện một xe ô tô vận chuyển 6.000 con vịt giống không có hóa đơn, chứng từ, giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.
Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa

Lạng Sơn hội đàm với Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy thông quan hàng hóa

UBND tỉnh Lạng Sơn hội đàm trực tuyến với Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) thúc đẩy thông quan mặt hàng hoa quả tươi trong thời kỳ cao điểm.
Khởi tố 2 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm

Khởi tố 2 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm

Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 2 cá nhân để điều tra làm rõ hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” theo Điều 193, Bộ luật Hình sự.
(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

(INFOGRAPHICS): 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất do Hải quan khu vực XV quản lý

Chi cục Hải quan khu vực XV quản lý địa bàn các sân bay: Tân Sơn Nhất, Long Thành và Hải quan chuyển phát nhanh tại TP. Hồ Chí Minh.
(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

(INFOGRAPHICS): Ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ người nộp thuế

Ngành Thuế đã xây dựng xong ứng dụng hóa đơn điện tử với nhiều tính năng hỗ trợ các hộ kinh doanh, lập, tra cứu hóa đơn.
(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

(INFOGRAPHICS): 5 tiêu chí xác định người nộp thuế “rủi ro cao” trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Tại Thông tư 32/2025/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính nêu rõ 5 tiêu chí xác định người nộp thuế rủi ro về thuế cao trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân

(INFOGRAPHICS): Từ 1/7/2025: Số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân (số Căn cước công dân) sẽ chính thức thay thế mã số thuế đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân.
Phiên bản di động