Ngân hàng muốn được phép kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia
Ngân hàng ứng dụng định danh điện tử: “Cuộc đua" không dễ | |
Nền tảng eKYC cho ngân hàng số, thanh toán số đã được ban hành | |
Ngân hàng “nô nức” ứng dụng eKYC |
Ảnh minh họa: Internet |
Góp ý nội dung Dự thảo Nghị định Quy định về định danh và xác thực điện tử, ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm CLB Pháp chế, Hiệp hội Ngân hàng cho biết, ý kiến góp ý từ các tổ chức tín dụng (TCTD), các công ty công nghệ tài chính (Fintech), các trung gian thanh toán… nhận định còn một số nội dung của Dự thảo chưa phù hợp thực tiễn và đề nghị Tổ soạn thảo xem xét lại.
Chẳng hạn, theo quy định tại Dự thảo có thể hiểu rằng tất các các tổ chức cung cấp dịch vụ định danh khách hàng điện tử (eKYC) hiện nay cũng buộc phải được Bộ Công an cho phép mới được hoạt động, việc hoạt động eKYC của tất cả các ngân hàng và tổ chức hiện nay có thể bị xem là chưa phù hợp quy định pháp luật.
Do đó, vị này đề nghị cơ quan soạn thảo phân định rõ phạm vi của "Dịch vụ định danh và xác thực điện tử" được hiểu trong nghị định này chỉ là "Dịch vụ định danh và xác thực điện tử có sử dụng dữ liệu cư dân quốc gia" để tránh hiểu lầm với các dịch vụ xác thực người dùng điện tử (eKYC) khác trên thị trường.
Ông Nguyễn Thành Long nhấn mạnh định danh điện tử không phải eKYC mà các TCTD vẫn đang triển khai thực hiện. eKYC chỉ là phương pháp xác minh khách hàng gián tiếp, sử dụng phương thức điện tử.
“Nếu các TCTD được kết hợp eKYC với phương thức xác thực quy định trong Dự thảo Nghị định thì có hiệu quả tốt hơn, nhưng không có nghĩa Nghị định này điều chỉnh hoạt động eKYC. Nếu có nội dung nào trong Dự thảo có thể gây ra nhầm lẫn rằng việc mở các tài khoản online đều phải tuân theo Nghị định thì cần phải kiểm tra xem xét lại”, đại diện Hiệp hội Ngân hàng nêu rõ.
Một nội dung quan trọng mà các TCTD quan tâm là vấn đề xác thực chủ thể danh tính điện tử, xác thực thông tin của chủ thể thông qua các tổ chức trung gian. Hiện, Dự thảo quy định TCTD, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công xác thực chủ thể danh tính điện tử, xác thực thông tin của chủ thể danh tính điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử.
Tuy nhiên, theo đại diện các tổ chức hội viên tham dự cuộc họp đều có ý kiến đề nghị cho phép các TCTD, các công ty Fintech, các trung gian thanh toán... được kết nối trực tiếp thay vì phải thông qua một bên trung gian.
Đại diện một ngân hàng cho biết, vẫn còn một số nội dung mong muốn Tổ soạn thảo tiếp tục nghiên cứu xem xét nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động định danh và xác thực điện tử của các tổ chức kinh tế cũng như người dân như cần có cơ chế để các TCTD tiếp cận dữ liệu, việc thông qua tiếp cận qua trung gian như quy định tại Dự thảo sẽ làm phát sinh chi phí cũng như các lỗi kết nối.
Các ngân hàng cũng cho biết đã triển khai phương thức xác thực eKYC từ lâu, nên đề nghị cho phép kết nối dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để định danh khách hàng. Quan điểm các ngân hàng cho rằng, cần xác định rõ phạm vi áp dụng việc xác thực và định danh điện tử theo Dự thảo Nghị định này, khả năng ảnh hưởng đến nghiệp vụ eKYC mà các tổ chức kinh tế đang triển khai. Hiện chưa thể dự đoán sẽ có bao nhiêu tổ chức trung gian cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử được Bộ Công an chấp thuận. Nhưng nếu số lượng các tổ chức này ít thì sẽ hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tương đối lớn của các TCTD.
Đại diện một đơn vị trung gian thanh toán cho rằng, Nghị định cần quy định để đảm bảo sự kết nối thuận tiện, dễ dàng. Kinh nghiệm của đơn vị này cho thấy khi kết nối qua các tổ chức trung gian tỷ lệ lỗi phát sinh rất nhiều, tăng gấp 2, gấp 3 so với bình thường và việc này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.
“Cần cho phép các TCTD được kết nối, khai thác dữ liệu định danh điện tử trong hoạt động của TCTD nhằm xác minh, xác thực khách hàng cho mục đích phòng chống rửa tiền và gian lận, lừa đảo trong hoạt động tài chính ngân hàng. Đối với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, Bộ Công an nên xem xét mở API cho các bên vào đối chiếu không tính phí. Hiện nay, một số nước trong khu vực cũng đang cho gọi miễn phí vào cơ sở dữ liệu, nhưng đương nhiên với điều kiện là bên gọi vào cần đăng ký. Việc này giúp mở rộng dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính nói chung” – ông Nguyễn Thành Long nói.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, đại diện Vụ Thanh toán cho biết, ngành Ngân hàng hiện có khoảng 114 triệu tài khoản cá nhân, bất kỳ thay đổi về công tác định danh đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Do vậy, Vụ Thanh toán đã có ý kiến đề nghị Dự thảo Nghị định phải có cách tiếp cận làm sao để không làm xáo trộn hoạt động ngân hàng.
Ông Phạm Văn Sơn, đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an nhận định, các tài khoản người dùng mà ngân hàng tạo lập trực tiếp và đang sử dụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định, việc sử dụng tài khoản đó là thỏa thuận dân sự giữa người dân và ngân hàng và vẫn được sử dụng bình thường. Các TCTD cũng có thể trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức định danh và xác thực điện tử là hoàn toàn có thể nếu đảm bảo các điều kiện nhân sự, tài chính, công nghệ… và được cấp phép.
Tin liên quan
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
21:19 | 17/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics