Thiếu công cụ và kỹ năng, hộ kinh doanh đóng cửa để “né” kiểm tra
![]() |
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tại tọa đàm “Hộ kinh doanh trước vấn nạn hàng giả và tuân thủ thuế” diễn ra sáng 22/6. |
Hơn 5.500 cửa hàng, hộ kinh doanh đóng cửa “né” kiểm tra
Phát biểu tại Tọa đàm “Hộ kinh doanh trước vấn nạn hàng giả và tuân thủ thuế” diễn ra sáng 22/6, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đợt cao điểm kiểm tra gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái đã tạo ra những tác động mạnh mẽ.
“Tác động từ đợt cao điểm này cũng gây ra nhiều chuyển động trên thị trường. Theo thống kê sơ bộ, có hơn 5.500 cửa hàng, hộ kinh doanh nhỏ lẻ tạm ngừng hoạt động. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, không có nguồn gốc xuất xứ nên các hộ kinh doanh đóng cửa để né tránh kiểm tra,” ông Tuấn cho biết.
TS Võ Thy Trang (Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính) cho rằng, vấn đề lớn nhất hiện nay là khả năng truy xuất nguồn gốc còn hạn chế, trong khi hàng giả, hàng nhái lại quá tinh vi. Hộ kinh doanh lại thường thiếu công cụ và kỹ năng để kiểm soát đầu vào.
Chỉ trong một tháng đầu tiên triển khai, các lực lượng chức năng đã kiểm tra và xử lý hơn 4.000 vụ việc vi phạm, trong đó hơn 3.000 vụ vi phạm đã bị xử lý nghiêm. Các lĩnh vực bị kiểm tra nhiều nhất bao gồm thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng và đặc biệt là hàng không rõ nguồn gốc.
"Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cung cấp cơ chế, chính sách hỗ trợ, như xúc tiến thương mại, đồng hành cùng hiệp hội và các hộ kinh doanh nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành, đồng thời lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý chính sách từ thực tiễn, để hoàn thiện thể chế phù hợp và hiệu quả hơn nữa", ông Tuấn đề xuất.
Hiện nay, Bộ Công Thương và Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đang nghiên cứu nhiều giải pháp toàn diện, trong đó tập trung vào truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa đầu vào.
Được biết, một đề án lớn về truy xuất nguồn gốc hàng hoá đang được Bộ Công Thương gấp rút xây dựng, tuy nhiên theo ông Tuấn, việc triển khai sẽ gặp không ít thách thức, bao gồm tình trạng tem giả, mã truy xuất giả, hoặc gian lận kỹ thuật số. Điều này đỏi hỏi cần phải chuẩn bị cả về phương án kỹ thuật, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng cũng cần chặt chẽ hơn.
Khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp chính thức
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng cho rằng, cần có cơ chế linh hoạt để hộ kinh doanh từng bước chuyển đổi thành doanh nghiệp chính thức nhằm được hưởng đầy đủ chính sách hỗ trợ và phát triển bền vững.
Việt Nam hiện có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, sử dụng khoảng 9 triệu lao động, chiếm 37,5% tổng số lao động cả nước. Mỗi hộ thường chỉ có dưới 3 lao động, với mức đầu tư trung bình khoảng 120 triệu đồng và nguồn vốn khoảng 200 triệu đồng/hộ.
|
Mặc dù có quy mô nhỏ, lực lượng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhiều trường hợp không đăng ký địa chỉ kinh doanh, hoạt động không chính thức, nhưng quy mô thực tế có thể vượt cả hộ kinh doanh truyền thống.
Hiện vẫn còn khoảng 2 triệu cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có hành lang pháp lý cụ thể để quản lý và đánh giá đúng vai trò của hộ kinh doanh.
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính hiện nay đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu dự thảo Luật Kinh doanh cá thể, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ và thuận lợi cho nhóm đối tượng này.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, khi xây dựng thể chế cho hộ kinh doanh, cần phải tham chiếu xu hướng và thông lệ quốc tế.
“Về nghĩa vụ pháp lý, quyền lợi và trách nhiệm, chúng ta đang đi theo một hướng rất phù hợp, song cần có điều chỉnh linh hoạt để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp chính thức, từ đó hưởng lợi ích lớn hơn và phát triển bền vững”, ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, các chính sách, như: hỗ trợ xúc tiến thương mại, tập huấn pháp luật, kết nối thị trường, cần tiếp tục được đẩy mạnh, không chỉ để tăng cường tuân thủ, mà còn giúp hộ kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh.
Qua lăng kính chuyên gia, TS Võ Thy Trang nhận định, dưới tác động của Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị (ban hành ngày 4/5/2025) nhấn mạnh vai trò động lực của kinh tế tư nhân và Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi các quy định về hóa đơn, chứng từ, cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực cân bằng giữa giám sát chặt chẽ và hỗ trợ phát triển hộ kinh doanh.
Bài toán đặt ra hiện nay là làm sao để vừa quản lý hiệu quả, vừa không tạo áp lực quá mức lên hộ kinh doanh chân chính. Việc hơn 5.500 cửa hàng, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động là lời cảnh báo rõ ràng về sự yếu thế của hộ kinh doanh nhỏ lẻ trước làn sóng kiểm tra, chuẩn hóa và truy xuất nguồn gốc.
Tin liên quan

Không thực hiện truy thu đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán
11:07 | 10/07/2025 Thuế

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá
19:46 | 07/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lạng Sơn tăng cường kiểm tra chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm
14:00 | 05/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính
19:28 | 12/07/2025 Tiêu dùng

Thu hồi và tiêu hủy toàn quốc sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - chai 125ml
19:20 | 12/07/2025 Tiêu dùng

Lại thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe
16:33 | 12/07/2025 Tiêu dùng

Giá xăng đảo chiều tăng sau khi giảm mạnh vào tuần trước
15:31 | 10/07/2025 Nhịp sống thị trường

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng
07:42 | 07/07/2025 Tiêu dùng

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường
08:00 | 06/07/2025 Tiêu dùng

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại
15:27 | 04/07/2025 Tiêu dùng

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít
21:10 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam
15:02 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật
09:29 | 03/07/2025 Tiêu dùng

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi
08:24 | 03/07/2025 Nhịp sống thị trường

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc
14:54 | 01/07/2025 Tiêu dùng

Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh
13:44 | 30/06/2025 Tiêu dùng
Tin mới

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Thu hồi và tiêu hủy toàn quốc sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - chai 125ml

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics