Ngân hàng dồn dập tăng "bộ đệm" vốn
Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng sẽ tăng mạnh trong năm 2023. Ảnh: ST |
Dồn dập kế hoạch tăng vốn
Theo NHNN, tính đến hết năm 2022, vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng đạt 876.993 tỷ đồng, tăng 13,04% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chiếm hơn 50%, đạt 190.433 tỷ đồng, tăng 5,75% so với cùng kỳ; khối ngân hàng thương mại cổ phần có tổng vốn điều lệ đạt 469.409 tỷ đồng, tăng 19,26% so với cùng kỳ năm 2021. |
Theo báo cáo NHNN gửi Quốc hội, cơ quan này đã chỉ đạo Vietcombank, VietinBank và BIDV xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung vào chương trình luật, pháp lệnh 2023, trình Quốc hội bổ sung cấp vốn điều lệ cho Agribank tại Kỳ họp thứ 5. Mức vốn đề nghị bổ sung cho Agribank lần này là 17.100 tỷ đồng, tương ứng với mức lãi còn lại sau trích lập các quỹ năm dự kiến giai đoạn 2021-2023 Agribank nộp ngân sách nhà nước.
Hiện trong nhóm big 4 này, BIDV là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất là 50.585 tỷ đồng, vốn nhà nước chiếm 80,99% vốn điều lệ. BIDV đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ đồng trong năm 2023. Tiếp đến là VietinBank với vốn điều lệ hiện tại 48.057 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 64,46%. Đại hội đồng cổ đông VietinBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 66.030 tỷ đồng. Vietcombank với vốn điều lệ hiện tại 47.325 tỷ đồng, nhà nước nắm giữ 74,8% vốn điều lệ vừa được NHNN thông qua phương án tăng vốn điều lệ với mức tăng khoảng 27.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối, giúp nâng tổng số vốn lên khoảng 75.000 tỷ đồng.
Cùng với 4 ngân hàng có vốn nhà nước, NHNN cho biết đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 21 ngân hàng thương mại cổ phần khác. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ). Như vậy, tổng cộng 25 ngân hàng đủ điều kiện tăng vốn điều lệ trong thời gian tới với tổng vốn điều lệ tăng từ hơn 590.000 tỷ đồng lên đến hơn 743.000 tỷ đồng.
Trong đó, VPBank là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất hệ thống với hơn 67.430 tỷ đồng, nếu tăng vốn thành công, VPBank vẫn dẫn đầu với vốn điều lệ mới là gần 79.340 tỷ đồng. Ngoài ra, MB cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 9.000 tỷ đồng, lên hơn 53.680 tỷ đồng. Techcombank cũng dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 35.225 tỷ đồng qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành ESOP. SHB cũng sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 30.670 tỷ lên hơn 36.190 tỷ đồng. HDBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 25.300 tỷ đồng lên xấp xỉ 29.300 tỷ đồng. TPBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 15.810 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng. NCB sẽ tăng vốn điều lệ từ 5.602 tỷ đồng lên gần 11.802 tỷ đồng…
Bảo đảm trước những rung động thị trường
Có thể thấy, tăng vốn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trong nhiều năm trở lại đây. Bởi theo các chuyên gia, vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng.
Hiện nay, hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng trong nước còn khá mỏng so với các ngân hàng khu vực, trong khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đang có xu hướng gia tăng. Theo số liệu mới nhất, tại thời điểm cuối năm 2022, CAR tính theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của nhóm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là 9,04% và của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần là 12,29%. Nhưng tại một số quốc gia Đông Nam Á, CAR trung bình dao động từ 17-22%. Nên với nhóm ngân hàng nhà nước, theo nhiều chuyên gia, nếu không tăng vốn kịp thời, nguồn lực có thể bị bào mòn trước sự cạnh tranh từ các ngân hàng tư nhân cũng như việc phải thực hiện các chương trình hỗ trợ nền kinh tế theo chủ trương của cơ quan quản lý.
Hơn nữa, việc tăng vốn còn giúp các ngân hàng đáp ứng các tiêu chuẩn Basel 2 và Basel 3. TS. Daniel Borer, quyền Chủ nhiệm chương trình Kinh doanh toàn cầu, Đại học RMIT (Australia) nhận xét, ngành ngân hàng toàn cầu đang rúng động khi chứng kiến sự sụp đổ của các ngân hàng tại Mỹ, nhưng các ngân hàng Việt Nam có thể không gặp rủi ro. Một trong những nguyên nhân được vị này chỉ ra là nhờ vào việc ngân hàng Việt Nam đã tuân thủ theo các quy định chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, TS. Daniel Borer cho rằng, đây là cơ hội tốt đến các ngân hàng củng cố lĩnh vực tài chính hơn nữa, giải phóng dòng vốn sẽ giúp thị trường vốn Việt Nam hấp dẫn hơn đối với vốn nước ngoài.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, rủi ro tăng cao thì các ngân hàng chú trọng tăng vốn và tăng quản trị chất lượng tài sản sẽ là chiến lược hợp lý hơn là chạy theo tăng trưởng lợi nhuận. Mặc dù vậy, với phương án tăng vốn chú yếu từ phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ thì còn phụ thuộc vào diễn biến thị trường chứng khoán, nên thách thức tăng vốn thành công với các ngân hàng không hề nhỏ.
Tin liên quan
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics