"Ngấm đòn" ATIGA, hàng loạt nhà máy mía đường đóng cửa
Đường Thái “đổ bộ”, Việt Nam chuẩn bị điều tra chống bán phá giá | |
Triển khai giải pháp phát triển ngành mía đường trong tình hình mới | |
Mía đường khốn đốn vì khủng hoảng kép |
Nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh là giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp mía đường vượt khó. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Phát biểu tại buổi tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới” do báo Nhân dân tổ chức sáng nay, 17/9, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đánh giá, thực thi Hiệp định ATIGA đã có nhiều tác động, gây khó khăn cho ngành sản xuất mía đường trong nước.
Giá đường thấp đã làm cho giá mía tụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng nguyên liệu. Thu nhập của người trồng mía tụt giảm, diện tích mía bị thu hẹp (chỉ còn lại 30% so với 5 năm trước đây); năng suất, chất lượng mía chưa được cải thiện, nhà máy không đủ nguyên liệu để sản xuất.
Ông Phạm Hồng Dương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC Sugar) cũng phân tích, trước khi hội nhập ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy mía đường phía Bắc; có khoảng 300.000 ha mía đường, 300.000 nông dân.
Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 30 nhà máy hoạt động, 11 nhà máy đóng cửa. Trong 30 nhà máy đó, chỉ có 13 nhà máy còn hoạt động xoay vòng vốn, 17 nhà máy đang thua lỗ. Về nông dân, hiện nay chỉ còn dưới 170.000 người.
"Vào những năm 2015-2016, cả Việt Nam có thể sản xuất 1,5 - 1,6 triệu tấn mía đường, nhưng hiện nay chỉ sản xuất được 700.000 tấn. Trong khi dự kiến hết năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 1,2 triệu tấn. Đó là điều bất hợp lý cho nông dân, nhà máy và doanh nghiệp", ông Dương nói.
Về phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó khăn nêu trên, ông Tam cho rằng, mấu chốt là bởi đất trồng mía vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, trong khi đó diện tích trồng mía chủ yếu là đất đồi; lao động tại nông thôn đang thiếu hụt trầm trọng.
"Ngoài ra, nạn nhập lậu vẫn hoành hành, dù Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt. Vậy nên, tôi cho rằng cần có thêm chính sách chống hàng nhập lậu và gian lận thương mại", ông Tam nói.
Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đánh giá, Việt Nam thực hiện ATIGA chưa được 1 năm nhưng nhập khẩu chính ngạch tăng lên rất nhiều.
Về số liệu cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nêu rõ, kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan trong ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, 7 tháng đầu năm 2020 đạt gần 820.000 tấn, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, chiếm gần 92% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo ông Thắng, thời gian tới cần rà soát lại các diện tích sản xuất mía đường và chỉ giữ lại các vùng trồng chiến lược và có hiệu quả; cần xác định diện tích kém hiệu quả có thể chuyển đổi thì có chính sách khuyến khích và cho phép chuyển đổi.
"Với những diện tích có lợi thế và phù hợp thì tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa trong sản xuất, khuyến khích áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý vùng nguyên liệu để giảm công lao động và tăng tỷ lệ thu hoạch, giảm tổn thất từ đó giảm chi phí trồng mía; xây dựng thành vùng sản xuất mía đường tập trung, thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa", ông Thắng nhấn mạnh.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Hồng Dương chia sẻ kinh nghiệm, TTC Sugar nhìn cây mía không đơn thuần sản xuất đường mà chọn chuỗi giá trị của cây mía, bao gồm các giải pháp từ việc bắt đầu trồng mía, làm ra đường, phân phối, sử dụng cung cấp sản phẩm sau đường...
Đối với hoạt động nông nghiệp, doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp truyền thống sang canh tác hướng hữu cơ, để phát triển vào các sản phẩm organic, cũng như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
"TTC Sugar có trung tâm nghiên cứu mía đường để cung cấp giống cũng như giải pháp về đường tổng hợp, phòng trừ hiệu quả sinh học, đưa cơ giới hóa vào trồng cây ở Việt Nam", ông Dương nói.
Lãnh đạo TTC Sugar chia sẻ thêm, về chuyển mình trở thành nhà thương mại, xuất nhập khẩu quốc tế, vào tháng 4/2020, doanh nghiệp đã thành công xuất khẩu đường vào thị trường Trung Quốc...
Từ ngày 1/1/2020, Việt Nam chính thức xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường từ ASEAN. Trước đó, theo cam kết tại điều 20 của Hiệp định ATIGA được ký kết năm 2009, Việt Nam đã đưa ra cam kết không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, do mặt hàng đường là ngành sản xuất quan trọng của nước ta, có ảnh hưởng đáng kể đối với khoảng 1,5 triệu người nông dân và lao động trong ngành mía đường ở nhiều địa phương, các nước ASEAN đã thể hiện linh hoạt và đồng ý để Việt Nam hoãn thực thi cam kết ATIGA 2 năm để các doanh nghiệp mía đường và người nông dân có thêm thời gian thích ứng với hội nhập ASEAN. |
Tin liên quan
Để nguồn cung đường thêm “ngọt”
15:55 | 27/08/2023 Người quan sát
Lo thiếu 800.000 tấn đường, Hiệp hội Sữa kiến nghị lên Chính phủ
16:31 | 07/10/2022 Kinh tế
Buôn lậu đường vẫn “nóng”
09:41 | 07/10/2022 An ninh XNK
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics