Mỹ-Iran: Một năm bộn bề căng thẳng!
Tổng thống Mỹ Trump (trái) và Tổng thống Iran Rouhani. Ảnh: AP. |
Dư luận đặt câu hỏi, vì sao chính quyền Mỹ năm qua dường như vẫn giữ thái độ rất cứng rắn, thậm chí “ép” Tehran?
Để hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đối với Iran trong năm 2019, chúng ta cần ngược dòng thời gian. Ngay từ lúc còn vận động tranh cử và kể từ khi lên nắm quyền ngày 20/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố từ bỏ vai trò “cảnh sát toàn cầu”, giảm dần sự can dự của Washington vào các điểm nóng trên thế giới, đồng thời rút khỏi các cam kết và thỏa thuận song phương được cho là gây bất lợi cho Mỹ.
Sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran với Nhóm P5+1, được biết đến dưới tên gọi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) vào tháng 5 năm ngoái, quan hệ Mỹ-Iran đã rơi vào thế đối đầu hết sức căng thẳng, có lúc “cận kề miệng hố chiến tranh” trong năm nay, nhất là sau vụ máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ và các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia bị tấn công.
Mục tiêu, chính sách nhất quán của Chính quyền Donald Trump trong năm 2019 là ngăn chặn chương trình hạt nhân, tên lửa của Iran và ảnh hưởng ngày càng tăng của Tehran tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Mỹ triệt để áp dụng biện pháp “gây sức ép tối đa” với Iran thông qua đe dọa về mặt quân sự, áp đặt trừng phạt về kinh tế-thương mại và thực hiện cô lập chính trị-ngoại giao đối với Iran trên trường quốc tế.
Về mặt quân sự, sau hai vụ việc máy bay không người lái và cơ sở đầu mỏ của Saudi Arabia nêu trên, các quan chức có quan điểm cứng rắn của Mỹ, gồm Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn An ninh Quốc gia lúc bấy giờ John Bolton, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Gina Haspel, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham, Đại diện đặc biệt về Iran Brian Hook và một số tướng lĩnh quân sự đã khuyên Tổng thống Trump thực thi hành động quân sự chống Iran.
Tuy nhiên, ông Trump đã rút lại quyết định 10 phút trước khi cuộc không kích diễn ra vào lúc 19h ngày 20/5 nhằm vào hệ thống radar và dàn tên lửa của Iran, qua đó loại bỏ cuộc “xung đột nóng” được dự báo gây tổn thất lớn về sinh mạng và kinh tế cho cả hai bên.
Về mặt kinh tế - thương mại, trong năm, Chính quyền Donald Trump áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào những thực thể, cá nhân và các định chế tài chính, ngân hàng, vận tải liên quan tới ngành sản xuất dầu mỏ của Iran. Mỹ đồng thời đe dọa và áp đặt trừng phạt các nước vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Tehran.
Đích đến của các biện pháp này là đưa hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran về “mức số không”, theo đó khiến Tehran lâm vào cảnh kiệt quệ về kinh tế, không có tiền đầu tư cho quân sự và hỗ trợ các phong trào vũ trang trong khu vực, gồm Hezbollah ở Lebanon, Hamas ở Palestine, Houthis ở Yemen, những nhóm bị Mỹ liệt vào tổ chức khủng bố và cáo buộc đe dọa tới các lợi ích và an ninh Washington cùng các đồng minh trong vùng, nhất là Israel và Saudi Arabia.
Về mặt chính trị - ngoại giao, ngày 8/4, Tổng thống Donald Trump liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài và là lần đầu tiên Mỹ tuyên bố lực lượng quân đội của một nước trên thế giới là "khủng bố". Bước đi đó nhằm cô lập Iran, tác động đáng kể tới binh sĩ cũng như chính sách của Mỹ tại Trung Đông.
Tháng 9 vừa qua, Mỹ lại từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho 40 thành viên phái đoàn tháp tùng Tổng thống Iran Hassan Rouhani tới New York dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 74. Washington cũng chỉ cho phép Tổng thống Rouhani, Ngoại trưởng Mohammad Zarif di chuyển giữa nơi ở tại Mahattan, tòa nhà Liên Hợp Quốc và phái bộ Iran tại Liên Hợp Quốc trong thời gian dự họp Đại hội đồng nhằm hạn chế ảnh hưởng của họ.
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK