LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
Giải pháp để giao dịch thương mại quốc tế an toàn Các tranh chấp thương mại ít được đưa ra tòa án quốc tế Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG |
Cơ sở xử lý LNG tại bang Louisiana, Mỹ. |
Vì châu Âu đang có xung đột chính trị lớn với Nga, người ta có thể cho rằng việc chuyển sự phụ thuộc vào Nga sang phụ thuộc vào Mỹ sẽ loại bỏ mối đe dọa từ Moskow. Tuy nhiên, trên thực tế, bất kỳ sự phụ thuộc quá mức nào vào một nhà cung cấp duy nhất đều mang lại những hiểm họa. An ninh nằm ở sự đa dạng hóa.
Chỉ có Mỹ là có khả năng mở rộng mạnh mẽ nguồn cung LNG trong thời gian ngắn, do đó việc châu Âu quay sang Mỹ để lấp đầy khoảng trống nguồn cung khí đốt sau khi tách khỏi Nga, là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dùng quân bài LNG và áp thuế xuất khẩu đối với loại nhiên liệu này, châu Âu sẽ không còn lựa chọn nào khác. Với Tổng thống đắc cử Trump, mọi thứ cho thấy rằng ông sẵn sàng sử dụng các công cụ chính sách thương mại để chống lại các đối thủ, cả các đồng minh và đối tác.
Tình hình hiện tại và những thách thức chính sách tiềm tàng từ Tổng thống đắc cử Trump đòi hỏi EU cần thực hiện hai loại biện pháp.
Thứ nhất, liên quan đến khí đốt, EU cần thực hiện các biện pháp đa dạng hóa quan hệ cung cấp và khuyến khích ký kết các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn. Khí đốt tự nhiên phải là “công nghệ cầu nối” cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Thứ hai, hydro xanh có thể là biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng thay vì LNG. Loại nhiên liệu này có thể được vận chuyển từ Bắc Phi đến châu Âu bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng đường ống giống như khí đốt tự nhiên, hoặc chuyển đổi thành amoniac để vận chuyển bằng tàu biển. Nó mang lại lợi ích cho cả châu Âu lẫn châu Phi. Các vùng đầy nắng ở châu Phi là điểm khởi đầu hoàn hảo cho việc sử dụng quang điện để điện phân nước thành oxy và hydro. Tuy nhiên trong tương lai gần, loại khí này vẫn sẽ đắt hơn đáng kể so với khí tự nhiên hóa lỏng.
Châu Phi chia sẻ tham vọng xanh của châu Âu, nhưng con đường đạt được tham vọng này sẽ mất nhiều thời gian hơn. Do đó, EU và các quốc gia thành viên phụ thuộc lớn vào nguồn cung cấp năng lượng từ bên ngoài phải có cách tiếp cận khác biệt đối với các mục tiêu khí hậu của châu Phi. Một “giải pháp trọn gói”, bao gồm việc cung cấp LNG dài hạn và hợp tác chặt chẽ trong xây dựng nền kinh tế hydro chung, sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Tin liên quan
Cuộc chiến Ukraine làm đảo lộn bản đồ LNG trên thế giới
14:25 | 06/05/2023 Nhìn ra thế giới
Giá “chát" vẫn phải tính tới nhiệt điện khí
14:21 | 08/10/2019 Kinh tế
Lạm phát Eurozone tăng 2,5%, ECB đối mặt thách thức giảm lãi suất
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Chính sách thuế quan của Mỹ đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Các mức thuế quan mới của Mỹ gây xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng
13:06 | 03/02/2025 Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
17:01 | 26/01/2025 Nhìn ra thế giới
Để AI dẫn dắt thế giới?
13:42 | 25/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Hà Tĩnh đảm bảo thông quan xuyên tết Ất Tỵ
Mỹ hay Trung Quốc giữ ngôi đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam?
15 ngày đầu năm 2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 34 tỷ USD
Lạm phát Eurozone tăng 2,5%, ECB đối mặt thách thức giảm lãi suất
Chính sách thuế quan của Mỹ đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics