Mùa bầu cử - thử thách quan trọng của các mạng xã hội
Các mạng xã hội đóng vai trò trong các cuộc bầu cử |
Thời gian diễn ra bầu cử sẽ rất căng thẳng và rõ ràng là những rủi ro trên mạng xã hội có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng chính trị hiện tại. Bất cứ một sai lầm nào cũng sẽ khiến các công ty công nghệ nước ngoài đối mặt với với những biện pháp giới hạn của một số nước châu Á.
Với hàng loạt vụ tai tiếng vừa qua, sẽ rất may mắn nếu Facebook không vướng phải thêm những vụ việc có thể hủy hoại danh tiếng của công ty này. Tuy nhiên, Facebook không phải là mạng xã hội duy nhất phải chịu áp lực này. Các đối thủ truyền thông xã hội khác như Google và Twitter cũng đang chịu sức ép mạnh mẽ khi đã để xảy ra hàng loạt các tin tức giả mạo, độc hại trong các cuộc bầu cử trước đó ở Mỹ, Brazil và một số nước khác. Facebook, cùng với dịch vụ WhatsApp, đã bị giám sát chặt chẽ kể từ năm ngoái khi thừa nhận rằng đã chia sẻ dữ liệu về hàng triệu người dùng với Cambridge Analytica, một công ty tư vấn của Anh. Tại châu Á, Facebook bị cáo buộc liên quan đến nhiều vấn đề, từ truyền bá thông tin giả mạo tại Ấn Độ tới kích động bạo lực sắc tộc ở Myanmar và Sri Lanka
Nỗi lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội tới kết quả bầu cử một phần xuất phát từ mô hình sử dụng thông tin vốn đã thay đổi mạnh mẽ kể từ khi diễn ra hai cuộc bầu cử lớn tại Ấn Độ và Indonesia vào năm 2014. Có tới hơn nửa tỷ người Ấn Độ sử dụng Internet. Cả Facebook và WhatsApp có hơn 200 triệu người dùng tại Ấn Độ, trong khi cũng có tới 115 triệu người dùng Facebook ở Indonesia. Các mạng xã hội này đặc biệt quan trọng đối với các nhóm cử tri trẻ tuổi đang phát triển ngày càng nhiều.
Các đảng chính trị cũng như các tổ chức dân sự và tôn giáo ở cả hai quốc gia nói trên đều ngày càng giỏi trong việc sử dụng thủ thuật trên mạng xã hội. Cũng không thể loại trừ sự can thiệp từ nước ngoài. Các mạng xã hội lớn cũng thừa hiểu về những mối đe dọa này. Google thông báo đã thắt chặt các quy tắc để hạn chế những người có thể quảng cáo trên nền tảng của mình. Facebook cũng sẽ mở hai trung tâm hoạt động khu vực mới tại Singapore và Dublin, đồng thời tăng cường số lượng nhân viên làm việc để theo dõi những nội dung "có vấn đề". Theo phát ngôn viên của Facebook, các công tác chuẩn bị của họ tại Ấn Độ và Indonesia bao gồm "thiết lập một tiêu chuẩn mới về tính minh bạch của quảng cáo, triệt phá các tài khoản giả mạo, làm việc với các công cụ kiểm tra thực tế của bên thứ ba".
Trong thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải đối mặt với một khó khăn chung. Bầu cử đòi hỏi tự do ngôn luận và các mạng xã hội như Twitter, WhatsApp và YouTube là nơi người ta đưa ra các quan điểm của mình. Do vậy, hạn chế về chia sẻ nội dung và quảng cáo cũng có khả năng hạn chế giao tiếp hợp pháp. Ngoài ra, khối lượng tài liệu độc hại lan rộng trên mạng xã hội có khả năng áp đảo ngay cả những nỗ lực mới nhất của các công ty điều hành mạng xã hội.
Facebook sử dụng hệ thống tự động để phát hiện và loại bỏ các nội dung bị cho là không phù hợp. Cách tiếp cận này hoạt động tốt trong ngăn chặn các nội dung khiêu dâm hoặc tài khoản giả với việc hàng trăm triệu tài khoản giả đã bị hủy mỗi quý. Tuy nhiên, vụ xả súng đẫm máu ở New Zealand vừa qua đã cho thấy sự khó khăn trong việc ngăn chặn nội dung không phù hợp trên các mạng xã hội. Facebook, YouTube và các nền tảng khác đã rất vất vả để loại bỏ các cảnh quay video bạo lực khi nó lan truyền nhanh chóng trên mạng. Các nội dung về chính trị còn phức tạp hơn vì sẽ rất khó để đánh giá nội dung nào là độc hại hay cố tình cung cấp thông tin không chính xác.Ngoài ra, quản lý nội dung bằng ngôn ngữ địa phương cũng rất khó khăn, như tại Ấn Độ có 22 ngôn ngữ chính thức.
Tin liên quan
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics