Mỹ phẩm giả, tác hại thật
![]() |
NTD gần như không thể tự phân biệt thật – giả khi mua mỹ phẩm online. Do vậy, cần thiết có công cụ và hệ thống thông tin rõ ràng để NTD được bảo vệ. Nguồn: Internet. |
Thị trường mỹ phẩm trực tuyến bùng nổ và rủi ro tiềm ẩn
Thị trường mỹ phẩm trực tuyến hiện đang bùng nổ với hàng nghìn sản phẩm được rao bán mỗi ngày trên các sàn TMĐT và mạng xã hội như TikTok, Facebook, YouTube, Zalo. Điều này tạo thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn và mua sắm.
Dự báo của Statistap, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2025 dự kiến đạt 578,77 triệu USD. Dữ liệu từ Metric cho thấy, trong quý I/2025, doanh số bán hàng của các sản phẩm mỹ phẩm trên các sàn TMĐT Việt Nam tăng trưởng trung bình khoảng 27,12% so với quý IV/2024. Xu hướng tiêu dùng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II/2025.
Tuy nhiên, sự phát triển này đi kèm với nguy cơ lớn về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng phản ánh về việc mua phải mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, dẫn đến các vấn đề về da như dị ứng, nổi mẩn hoặc tổn thương nghiêm trọng.
Trong vai người mua hàng, phóng viên dễ dàng tìm thấy nhiều tài khoản cá nhân bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên TikTok Shop và Facebook. Giá các sản phẩm này rẻ chỉ bằng một nửa so với hàng chính hãng, lại được quảng cáo là “hàng mới 100%”, “dùng là đẹp da ngay”.
Theo phản ánh từ nhiều NTD, không ít sản phẩm được quảng cáo là “xách tay”, “hàng nội địa Nhật”, “mỹ phẩm Hàn Quốc” nhưng không có bất kỳ hóa đơn hay giấy tờ chứng minh. Một số người sau khi sử dụng đã bị dị ứng da, nổi mẩn hoặc tổn thương nghiêm trọng, nhưng không biết khiếu nại ở đâu vì không liên hệ được người bán.
Chị Trần Thu Hà, 28 tuổi, ngụ ở Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: Tôi từng mua son dưỡng trên TikTok, thấy đánh giá 5 sao nên tin. Về sử dụng thì bị ngứa môi, bong tróc. Nhắn tin phản ánh với người bán lại không nhận được câu trả lời. Từ đó e ngại và dừng hẳn việc mua sắm online”.
Có thể thấy, NTD gần như không thể tự phân biệt thật – giả khi mua mỹ phẩm online. Do vậy, cần thiết có công cụ và hệ thống thông tin rõ ràng để NTD được bảo vệ.
Hàng chục nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả bị thu giữ
Trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ nhiều lô hàng mỹ phẩm giả với số lượng lớn; hàng chục nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả bị thu giữ trên sàn TMĐT. Các vụ việc này được cơ quan chức năng công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, qua đó đưa ra cảnh báo, khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng khi mua mỹ phẩm trên các nền tảng TMĐT và mạng xã hội.
Theo Metric, quý I/2025, doanh số bán hàng của các sản phẩm mỹ phẩm trên các sàn TMĐT Việt Nam tăng trưởng trung bình khoảng 27,12% so với quý IV/2024. Xu hướng tiêu dùng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý II/2025. |
Khoảng 1 tuần trước tết Nguyên đán 2025, lực lượng Quản lý thị trường ra quân kiểm tra, phát hiện chủ kho hàng lớn tại Hà Nội, là một hotgirl có tiếng trong kinh doanh online, livestream bán hàng trên nhiều nền tảng từ TikTok, Instagram, Facebook, website với tên gọi Mailystyle.com.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng ghi nhận nhiều hàng hóa trôi nổi, không rõ xuất xứ, không có tem nhãn tiếng Việt… Tính riêng trong phiên livestream ngày 23/12/2023, nền tảng Facebook Mailystyle.com có 647.000 lượt theo dõi, 4.100 lượt bình luận chốt đơn, doanh thu từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/ngày.
Ngày 2/1/2025, lực lượng QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm tại quận Thanh Khê, phát hiện và tạm giữ gần 3.300 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu, trị giá hơn 40 triệu đồng.
Trước đó, ngày 11/11/2024, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 cũng đã kiểm tra, phát hiện và thu giữ hàng nghìn sản phẩm và vật phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu ô tô nổi tiếng tại huyện Hoài Đức.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện tại cơ sở đang sử dụng máy may công nghiệp để may các vật phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như: BMW, Mercedes, Audi, Lexus, Toyota, Honda, Nissan, Suzuki, Hyundai, Kia, Mazda... lên các phụ kiện ô tô. Những sản phẩm này ngang nhiên bày bán công khai trên các nền tảng TMĐT.
Cuối tháng 10/2024, lực lượng QLTT Hà Nội đã phát hiện và kiểm tra kho hàng của một hộ kinh doanh tại Khu đô thị Dương Nội, quận Hà Đông.
Qua kiểm tra đã phát hiện hơn 93.000 hũ yến chưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhiều sản phẩm dán nhãn giả của các thương hiệu khác và được buôn bán tràn lan trên các nền tảng TMĐT. Đại diện hộ kinh doanh không xuất trình được giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của số hàng hóa này…
Thêm biện pháp kiểm soát mỹ phẩm giả
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu các Sở Y tế phối hợp kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng số. Động thái này nhằm phát hiện và xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, không rõ nguồn gốc, cũng như quảng cáo gây hiểu lầm. Sản phẩm vi phạm sẽ bị thu hồi, tiêu hủy và có thể bị xử lý hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.
Thực hiện yêu cầu của Cục Quản lý dược, Sở Y tế TP.HCM cũng đã khởi động, kết hợp với các cơ quan quản lý thị trường và Công an để truy vết các tài khoản bán hàng vi phạm. Những sản phẩm không đủ điều kiện lưu hành sẽ bị thu hồi, tiêu hủy và xem xét xử lý hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.
Tuy nhiên, việc kiểm tra của cơ quan chức năng đang đối diện với nhiều thách thức. Người bán thay đổi tài khoản, livestream rồi biến mất rất nhanh. Việc xác minh danh tính, địa chỉ của cơ quan chức năng cũng rất khó khăn nếu không có sự phối hợp từ các nền tảng công nghệ.
Các chuyên gia cho rằng, các sàn TMĐT, mạng xã hội cũng phải có trách nhiệm kiểm duyệt sản phẩm trước khi duyệt đăng và xác minh danh tính khi cấp tài khoản cho người bán hàng. Bên cạnh đó, cũng cần truyền thông đến người dân cách nhận biết mỹ phẩm an toàn, cũng như cung cấp kênh phản ánh, khiếu nại thuận tiện.
“Không thể để nền tảng TMĐT, mạng xã hội trở thành nơi tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái”, Luật sư Bùi Văn Đức, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TVL thuộc Đoàn luật sư TP. HCM nêu ý kiến.
Hưởng ứng chủ trương của cơ quan chức năng, thời gian tới, các hiệp hội ngành hàng, Hội thương mại điện tử Việt Nam và các doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp để phổ biến thông tin đến NTD, nhất là ở các tỉnh, nơi ít có cơ hội tiếp cận nguồn tin chính thống. Qua đó, gia tăng biện pháp bảo vệ, tạo dựng niềm tin cho NTD; làm cơ sở để hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh chân chính trên các nền tảng TMĐT và mạng xã hội.
Tin liên quan

Thương mại điện tử mở lối tiêu thụ cho hợp tác xã vùng cao Hà Giang
09:58 | 15/05/2025 Thương mại điện tử

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh
09:57 | 15/05/2025 Thương mại điện tử

Đặc sản Ninh Thuận lên sàn thương mại điện tử
13:10 | 14/05/2025 Thương mại điện tử

18 sản phẩm của Abbott Healthcare Việt Nam bị thu hồi hiệu lực công bố
19:11 | 15/05/2025 Tiêu dùng

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar
20:01 | 13/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

TP.HCM: 400 sản phẩm đủ điều kiện công nhận "Tick xanh trách nhiệm"
08:37 | 13/05/2025 Tiêu dùng

Chuyên gia kinh tế nói gì về quyết định tăng giá điện của EVN?
09:43 | 12/05/2025 Tiêu dùng

Giá điện tăng 4,8% mỗi kWh
12:35 | 10/05/2025 Tiêu dùng

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh
13:51 | 09/05/2025 Tiêu dùng

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả
08:55 | 09/05/2025 Tiêu dùng

Xu hướng tiêu dùng ngày càng thiết thực: Doanh nghiệp cần làm gì?
07:43 | 07/05/2025 Tiêu dùng

Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống đẩy CPI tháng 4 tăng nhẹ
07:38 | 07/05/2025 Tiêu dùng

Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
07:36 | 07/05/2025 Tiêu dùng

Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo
07:59 | 04/05/2025 Tiêu dùng

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả
17:34 | 03/05/2025 Tiêu dùng

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine
17:26 | 03/05/2025 Tiêu dùng
Tin mới

Vedan trao tặng nhà "tình nghĩa Quân-Dân"

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

Hải quan cửa khẩu quốc tế Nam Giang phối hợp bắt vụ vận chuyển trái phép 38 bánh ma túy

Tạm dừng một số ứng dụng thuế điện tử để phục vụ chuyển đổi trung tâm dữ liệu

Khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Công ty Hoàng Long

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics