Lý do Triều Tiên mềm mỏng với Mỹ-Hàn nhưng vẫn 'cứng' với Nhật Bản
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đánh giá kể từ đầu năm 2018, truyền thông Triều Tiên đã “cắt giảm” việc chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in.
Trong khi đó, thời gian qua truyền thông Triều Tiên chỉ trích Nhật Bản do đối xử bất công với cộng đồng người gốc Bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng còn khiển trách Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono bởi ông này đề xuất rằng Tokyo có thể chi trả cho việc kiểm định quá trình phi hạt nhân của Triều Tiên.
Trên thực tế, Bán đảo Triều Tiên từng là thuộc địa của Nhật Bản trong thời kỳ từ năm 1910-1945 và mối quan hệ không mấy thân thiện giữa hai phía đã tồn tại trong nhiều thế kỷ. Nhật Bản và Triều Tiên chưa bao giờ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên trong tuần trước đăng bài bình luận trong đó miêu tả Nhật Bản “bất lực” trong lĩnh vực ngoại giao và chính trị. Nhắc đến lịch sử, cây bút của tờ Rodong Sinmun cho rằng Nhật Bản cần chân thành xin lỗi và bồi thường cho tội ác trong quá khứ.
Việc Triều Tiên “nặng giọng” với Nhật Bản lại khiến cả Hàn Quốc và Trung Quốc đều “mát lòng” bởi có chung định kiến về Tokyo. Điều này đều xuất phát từ lịch sử giữa các quốc gia Đông Á này.
Tổng thống Donald Trump (giữa) và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) đều đã gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên, trong khi đó Thủ tướng Nhật Bản cũng từng cân nhắc gặp gỡ ông Kim Jong-un. Ảnh: Breitbart. |
Hãng thông tấn AP đánh giá trong những tháng gần đây, việc nhà lãnh đạo Triều Tiên dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ, Hàn Quốc và đến thăm Trung Quốc vài lần đã khiến Nhật Bản thất “sốt ruột”.
Về phần Nhật Bản, từng có thông tin rằng Thủ tướng Shinzo Abe cân nhắc gặp song phương với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tuy nhiên, ông vẫn vững vàng với chính sách cứng rắn tạo áp lực kinh tế và chính trị lên Triều Tiên.
Trong tháng 9 tới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có khả năng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên tại một diễn đàn tổ chức ở Vlapostok (Nga). Đây cũng là nơi nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp thượng đỉnh.
Trong khi đó, quan điểm của công chúng Nhật Bản với Triều Tiên không mấy thiện cảm. Triều Tiên từng vài lần phóng tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật Bản. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng cam kết với Tổng thống Trump dừng thử tên lửa tầm xa để làm nguôi mối nguy hại với lãnh thổ Mỹ. Tuy nhiên, mối lo ngại thực sự với Nhật Bản lại là tên lửa tầm trung của Triều Tiên. Thủ tướng Abe vẫn canh cánh về vấn đề hàng chục công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước trong khi Bình Nhưỡng khẳng định vấn đề này đã được giải quyết.
Các chuyên gia đánh giá vấn đề lớn nhất hện nay là Nhật Bản có thể phải đối mặt với việc mất hàng tỉ USD khi Triều Tiên yêu cầu quốc gia này đền bù cho thiệt hại trong thời kỳ là thuộc địa của Tokyo. Mặc dù Nhật Bản khẳng định vấn đề này đã được xử lý từ rất lâu nhưng việc mối quan hệ giữa Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ dần trở nên tích cực hơn thì Tokyo đang chịu áp lực để dàn xếp vấn đề quá khứ nhằm giải quyết “mối quan hệ đóng băng” với Bình Nhưỡng.
Tin liên quan
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK