Luật PPP: Có gì mới?
Siết chặt khâu kiểm định
Dự thảo Luật PPP đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp lần này được bố cục thành 11 chương với 102 điều, trên cơ sở kế thừa các quy định đang thực hiện hiệu quả tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về PPP, đồng thời bổ sung một số chính sách, định hướng mới.
Ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổ biên tập Dự án Luật PPP cho biết: một trong những nội dung quan trọng nhất là đảm bảo đồng bộ với các luật khác, song vẫn phải mang tính đặc thù, tránh việc xung đột trong áp dụng các luật liên quan. Khác với Nghị định 63/2018/NĐ-CP không hạn chế lĩnh vực đầu tư, Luật PPP sẽ khu biệt, tránh đầu tư dàn trải, tập trung nguồn lực vào 7 lĩnh vực thiết yếu, và yêu cầu vốn lớn.
Trong đó, khâu thẩm định cũng sẽ được siết chặt nhằm hạn chế thực trạng thẩm định sơ sài, mang tính thủ tục, không đúng bản chất như trước đây. Về loại hợp đồng được phân ra làm 3 nhóm, thứ nhất là thu phí trực tiếp từ người sử dụng; thứ hai là nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư; thứ ba là dùng các tài sản công đổi công trình.
Một trong những hình thức được quan tâm là loại hình thứ ba, hay được biết đến là BT. Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn duy trì mô hình BT như Trung Quốc hay Đức. Mỗi một nước có một cơ chế riêng nhưng mô hình là tương đồng với nhau. Về hình thức này, quan điểm của Chính phủ thiên về hai phương án, gộp cả dự án BT và đối ứng lại đấu một lần, hoặc doanh nghiệp làm dự án BT và ứng vốn giải phóng mặt bằng cho dự án đối ứng, sau này đấu giá dự án đối ứng nếu doanh nghiệp đó trúng thì trừ đi số tiền đã ứng ra.
Về các dự án BOT, Luật PPP quy định nếu dự án thu phí trực tiếp từ người dân thì không áp dụng nâng cấp, cải tạo đối với đường giao thông. Dự thảo Luật PPP được Quốc hội xem xét theo hướng quy định quy mô tối thiểu của các dự án PPP từ 200 tỷ đồng, Chính phủ sẽ quy định chi tiết quy mô chi tiết cho từng lĩnh vực.
Trong dự thảo Luật PPP đã có những quy định cụ thể hơn về cơ chế đảm bảo cho nhà đầu tư. Ảnh: Internet. |
Sẽ có cơ chế bảo đảm
Đáng chú ý, một trong những vướng mắc khiến các nhà đầu tư lo lắng khi đầu tư vào các dự án PPP là cơ chế bảo đảm của Chính phủ thì trong dự thảo lần này đã có những quy định cụ thể hơn. Theo đó, về bản chất, dự án PPP là dự án được triển khai nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công (mục đích công) thông qua đầu tư tư (vốn tư) và/hoặc quản lý tư. Nhà nước muốn kêu gọi nguồn lực tài chính, tận dụng được trí thức, năng lực quản lý từ các thành phần kinh tế để bù đắp thiếu hụt về ngân sách thì Nhà nước cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo đảm tính khả thi của dự án thông qua các công cụ hỗ trợ, bảo đảm, bảo lãnh, mà không thể đẩy toàn bộ trách nhiệm, rủi ro của việc thực hiện dự án mục đích công này cho tư nhân như đối với dự án do tư nhân đầu tư kinh doanh thông thường.
Nhằm chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét 2 cơ chế: Cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ và cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
Các cơ chế này chỉ áp dụng đối với một số dự án PPP đặc biệt quan trọng (do Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư), trên cơ sở xem xét cẩn trọng thông qua Hội đồng thẩm định liên ngành cấp trung ương chứ không áp dụng tràn lan cho mọi dự án PPP.
Riêng đối với cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tham khảo kinh nghiệm một số nước cung như thực tiễn triển khai một số dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng trong thời gian qua để đề xuất mức đảm bảo cân đối ngoại tệ là 30% doanh thu của dự án bằng tiền đồng Việt Nam (sau khi trừ số chi tiêu hợp lý) như trong dự thảo Luật.
Đối cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư, tại dự thảo Luật, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét cơ chế chia sẻ rủi ro: Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng; Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.
Tin liên quan
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics