Nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào Luật PPP
Chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, đến nay đã thu hút được 220 dự án theo phương thức PPP với tổng vốn đầu tư 387.000 tỷ đồng. Trong đó nhiều dự án đã được hoàn thành, góp phần tích cực hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy việc hiện thực chủ trương khuyến khích đầu tư theo phương thức PPP nói chung và đầu tư theo phương thức PPP vào lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng bộc lộ không ít bất cập. Do đó, kết quả thu hút vốn và chất lượng các dự án đầu tư chưa đạt như kỳ vọng, nhất là nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn hạn chế.
Các dự án PPP gặp không ít vướng mắc về cơ chế, chính sách, dẫn đến tình trạng triển khai chậm, kém hiệu quả và xung đột lợi ích giữa các nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ công, tạo dư luận tiêu cực về dự án PPP, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho biết sau nhiều năm triển khai, hình thức đầu tư PPP nói chung và BOT nói riêng đã có sự đóng góp quan trọng, nhất là với quá trình xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông trên cả nước. Dù vậy, việc áp dụng hình thức BOT cũng đã phát sinh nhiều cái chưa được, một phần không nhỏ là do khung pháp lý cho hình thức này trước nay chỉ qua các nghị định, thông tư, quyết định mà chưa có một văn bản cấp luật đủ mạnh, đảm bảo để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn, khi mà các dự án thường kéo dài từ 15-20 năm, là một thời gian rất dài đi kèm với mức độ rủi ro cao.
"Về những bất cập này, trong hai năm 2018-2019, chúng tôi đã tiếp 125 đoàn làm việc, thanh kiểm tra về các dự án PPP và rút được ra rất nhiều bất cập trong các dự án này. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đánh giá cao dự luật PPP với sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sự góp ý của nhiều bộ, ngành khác", Thứ trưởng Nguyễn Nhật nhấn mạnh.
Quyền lợi của nhà đầu tư sẽ được quy định cụ thể hơn trong Luật PPP. Ảnh: Internet. |
Làm rõ hơn về cơ chế bảo đảm
Cho ý kiến về vấn đề này, GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, nếu chúng ta vẫn cứ ngại không dám mở ra cơ chế thì khó có thể huy động được vốn và nhà đầu tư cũng lúng túng khi muốn đầu tư vào.
Dẫn chứng về vấn đề này, theo GS.TSKH. Nguyễn Mại, chúng ta mất 5 năm trong việc đề ra cơ chế nước sạch, năng lượng nhưng cho đến năm 2017 mới có quyết định về giá điện mặt trời.
“Trong lĩnh vực giao thông vận tải, cơ chế bảo đảm quan trọng nhất là nhà đầu tư được Bộ Giao thông vận tải và địa phương bảo đảm lộ trình thu phí. Xung đột giữa nhà đầu tư và người dân địa phương sẽ gây lỗ cho nhà đầu tư. Mong rằng cơ chế đảm bảo này sẽ rõ ràng hơn, cụ thể hơn trong Luật PPP để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong Luật PPP, cần làm rõ cơ chế bảo lãnh, nhà nước phải cam kết hỗ trợ công trình trong việc giải phóng mặt bằng để có thể tiến hành dự án theo đúng kế hoạch. Trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư có thể nói cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro là nội dung quan trọng nhất. Thiếu cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro là nguyên nhân chính hạn chế sự hấp dẫn của nhà đầu tư nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài.
“Khâu quan trọng nhất tôi cho rằng đấy là khâu tổ chức thực hiện, bởi dù có tốt đến mấy nhưng khâu tổ chức của chúng ta không hiệu quả thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong quá trình đấu thầu thực hiện dự án, không sòng phẳng trong quan hệ công tư. Cùng với đó mô hình tài chính của dự án PPP là bài toán khó nhất bởi rủi ro đầu tư dài hạn, tính nhạy cảm về chính trị và xã hội của kết cấu hạ tầng. Ra quyết định đầu tư là khâu đầu tiên quan trọng nhất bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội của dự án”, GS Nguyễn Mại phân tích.
Tình trạng lãng phí bắt nguồn từ cơ quan ra quyết định đầu tư không dựa trên cơ sở khoa học theo phương pháp hệ thống và toàn diện. Dự thảo Luật PPP cũng cần lưu ý bố trí đủ nguồn lực cho từng dự án trên cơ sở lợi nhuận khả thi để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK