Lo đường Thái, ngại đường Lào
Ngày 20-1, tại Bộ Công Thương diễn ra cuộc họp về điều hành cơ chế NK đường. Như vậy, việc cho nhập hay không cho nhập và nếu được nhập thì cơ chế nhập như thế nào sẽ được “ngã ngũ”(?).
Lo đường Thái
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), đường lậu đã xâm nhập vào nước ta từ nhiều năm qua, với số lượng năm sau tăng hơn năm trước, năm 2014 là khoảng 400.000 - 500.000 tấn. Số đường lậu này bao gồm đường trắng và đường luyện xuất xứ phần lớn từ Thái Lan, chủ yếu qua 3 con đường: Nhập lậu qua biên giới Tây Nam từ Campuchia, nhập lậu qua biên giới khu vực miền Trung và đường lậu từ nguồn đường tạm nhập tái xuất ở các cảng, cửa khẩu.
Đường nhập lậu qua biên giới Tây Nam từ Campuchia chủ yếu là tại khu vực các cửa khẩu: Vĩnh Xương, Khánh Bình, Tịnh Biên (Châu Đốc, An Giang) và Hồng Ngự (Đồng Tháp), thỉnh thoảng vào cửa biển Bến Tre, Sóc Trăng. Tại khu vực này, đường tập kết bên kia sông thuộc Campuchia trên các thuyền hay xà lan lớn, sau đó bốc xuống ghe nhỏ hơn chuyển hàng qua kho nhập lậu tại gần các cửa khẩu này rồi sang bao để chuyển đi sâu vào nội địa bằng xe tải lớn hoặc bằng ghe lớn có thể lên đến 80-100 tấn. Tiếp đó, đường được phân phối vận chuyển về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM cũng bằng đường thủy hoặc đường bộ với các xe tải và ghe tải lớn. Số lượng lớn đường này tập kết về các kho của các trùm buôn lậu đường tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM. Đường được các đầu nậu sang bao (trước đây dùng bao của các thương hiệu trong nước nhưng nay không cần dùng bao có nhãn hiệu trong nước mà dùng bao trắng), sau đó kẹp 1 nhãn hiệu nhỏ của cơ sở đóng gói hoạt động tại địa phương, có trường hợp để y nguyên bao bì nhãn mác đường Thái rồi bán thẳng ra thị trường.
Theo VSSA, các DN buôn lậu đường Thái Lan còn có thủ đoạn sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng của các công ty, nhà máy sản xuất đường trong nước hoặc hồ sơ mua hàng tịch thu hóa giá của các tỉnh biên giới để hợp thức hóa hàng nhập lậu, đối phó khi bị các lực lượng chống buôn lậu bắt. Một hình thức gian lận thương mại khác là tạm nhập đường để sản xuất rồi tái xuất của một số DN dùng đường làm nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm khác như sữa, bánh kẹo… để XK và kể cả tạm nhập đường thô để luyện thành đường để XK. VSSA nhận định, với tình hình này việc nhập lậu số lượng lớn đường ngày càng tăng và công khai hơn, gây thất thu cho Nhà nước, lũng đoạn thị trường và có thể làm phá sản ngành sản xuất mía đường Việt Nam, trong đó chủ yếu ảnh hưởng tới hàng triệu nông dân trồng mía.
Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn: Cần cơ chế bình đẳng Việc xuất rồi nhập trong nền kinh tế thị trường là chuyện bình thường, tuy nhiên phải đưa vào cơ chế thông thường chứ không nên để cơ chế đặc biệt như đề xuất cho NK 50.000 tấn đường từ Lào với thuế suất 0%. NK không có thuế là không đúng mà vẫn phải áp dụng NK theo hạn ngạch thuế quan. Thêm nữa, đã NK thì phải đấu thầu công khai không thể để HAGL đưa vào thị trường bán với giá thấp dẫn đến tình trạng bán phá giá. Điều này là không chấp nhận được. Tôi cho rằng, việc NK 50.000 tấn không có nghĩa lý gì, “không chết ai”. Các nhà máy đường không “chết” vì 50.000 tấn đường nói trên nhưng cơ chế phải bình đẳng, tức là khi NK vào Việt Nam phải có thuế và theo cơ chế đấu thầu. Theo cam kết WTO, năm 2015, Việt Nam sẽ phải NK hơn 80.000 tấn đường trong hạn ngạch thuế quan. Do vậy, nên đưa số đường NK từ Lào vào hạn ngạch thuế quan của năm 2015 để hạn chế phải NK từ nguồn khác. Phan Thu (ghi)
Ngại đường Lào
Những ngày đầu năm 2015 này, người trồng mía và các nhà máy đường đang rất lo lắng trước thông tin Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản hỏi ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề nghị của Chính phủ Lào cho phép NK 50.000 tấn đường vào Việt Nam với thuế suất 0%. Theo một số DN, 50.000 tấn đường được đề nghị nhập từ Lào thực chất là lượng đường mà Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sản xuất ở nước này. Trong khi đó, thống kê của VSSA cho thấy sản xuất đường trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ nội địa, nếu cộng thêm lượng đường NK theo hạn ngạch cam kết khi gia nhập WTO thì năm 2014 Việt Nam dư thừa khoảng 700.000 tấn đường. Vì vậy, DN cho rằng họ đang mệt mỏi vì thừa đường thì chẳng có lý do gì để Chính phủ lại “hỗ trợ” một DN sản xuất đường ở nước ngoài rồi đem về Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký VSSA, năm 2014 HAGL được phép đưa từ Lào về Việt Nam hơn 30.000 tấn đường thô và bên NK là Công ty CP đường Biên Hòa. Theo quy định, lượng đường này phải được Công ty CP đường Biên Hòa tinh luyện rồi XK sang Trung Quốc, song trên thực tế lượng đường mà HAGL đưa từ Lào về Việt Nam tinh luyện rồi XK trở lại không nhiều. Theo ông Hải, nguyên nhân là trong năm qua, việc XK đường của các DN trong nước sang Trung Quốc gặp khó khăn, thậm chí có thời điểm giá đường ở Trung Quốc còn thấp hơn giá bán tại các nhà máy đường ở Việt Nam.
Cụ thể, số liệu của VSSA cho thấy, tính đến tháng 11-2014, tổng lượng đường XK qua Trung Quốc chỉ đạt 181.000 tấn, thấp hơn nhiều so với mức 325.000 tấn năm 2013. Ông Nguyễn Văn Lộc, Phó Chủ tịch HĐQT Đường Biên Hòa cũng thừa nhận chi phí vận chuyển đường thô từ Lào về Việt Nam tinh luyện rồi vận chuyển một quãng đường dài để xuất qua Trung Quốc đã đẩy giá đường từ thấp trở thành cao nên việc XK sang đây gặp khó.
Theo ông Nguyễn Hải, để tạo công bằng cho các nhà máy đường trong nước, Chính phủ nên đưa 50.000 tấn đường dự kiến NK từ Lào vào trong hạn ngạch NK đường theo cam kết WTO và phải chịu thuế 5% như quy định hiện hành chứ không thể nằm ở ngoài hạn ngạch và chịu 0% thuế được. Trong văn bản số 10388/BNN-CB gửi Bộ Công Thương vào đầu tháng 1-2015, Bộ NN&PTNT đã thống nhất con số đường nhập khẩu trong năm nay là 81.000 tấn.
Năm 2013, phía HAGL cho biết, giá sản xuất đường của tập đoàn này tại Lào chỉ vào khoảng 4,4 triệu đồng/tấn, thấp hơn 1/2 mức trung bình của Việt Nam là 12 triệu đồng/tấn và thấp hơn nhiều nước khác như Thái Lan hay Brazil. Vì thế, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT HAGL nhiều lần trấn an các DN trong nước rằng, đường của HAGL có thể bán đi đâu cũng được nên các DN trong nước không nên quá lo lắng về chuyện HAGL đưa đường từ Lào về Việt Nam. Tuy nhiên, các DN đường cho rằng, nếu giá thành sản xuất đường của HAGL thấp hơn các nhà máy đường tại Việt Nam thì tại sao HAGL không xuất thẳng sang Trung Quốc mà phải chuyển về Việt Nam tinh luyện rồi mới xuất đi khiến giá bán cao vì phải cộng thêm chi phí vận chuyển(?).
Đề nghị chưa cho nhập khẩu đường từ Lào Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa có công văn gửi Thủ tướng đề nghị tạm thời chưa cho NK đường từ Lào trước thông tin Bộ Công Thương đề nghị cho NK 50.000 tấn đường từ Lào với thuế suất 0%. Theo VSSA, vụ mía đường 2014-2015 dự báo tổng nguồn cung là 2 triệu tấn chưa kể đường NK không chính thức, đường nhập lậu trong khi mức tiêu thụ năm 2015 khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy lượng đường dư thừa trong năm 2015 sẽ trên 600.000 tấn. Đây là nguyên nhân làm giá đường liên tục giảm kéo theo giá mía giảm sâu, dẫn đến tình trạng nông dân thua lỗ và phá bỏ mía. “Trong lúc ngành đường Việt Nam đang gặp khó khăn, khổ nạn đường lậu chưa ngăn chặn được, cơ chế NK đường chưa được các bộ và VSSA bàn bạc đề xuất thống nhất theo chỉ đạo của Chính phủ, vụ sản xuất đường đang giai đoạn cao điểm, nay nếu Chính phủ cho NK 50.000 tấn đường này theo đề nghị của Bộ Công Thương với thuế suất ưu đãi 0% sẽ làm cho ngành mía đường càng rối rắm, phức tạp thêm”, công văn của VSSA nêu rõ. Do đó, VSSA kiến nghị Thủ tướng tạm thời chưa cho nhập lượng đường này để xem xét các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến thời điểm, cơ chế, chính sách... Trong trường hợp cho phép NK, VSSA đề nghị quản lý lượng đường trên theo thuế suất cam kết ATIGA của AFTA và hiệp định song phương giữa hai quốc gia chứ không thể áp dụng mức thuế 0%, đồng thời lượng NK trên được tính trong hạn ngạch thuế quan mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO (nếu ngoài hạn ngạch phải chịu thuế suất cao). Thời điểm NK đề nghị bắt đầu từ tháng 8-2015 (sau khi cơ bản kết thúc vụ ép mía trong nước). |
Tin liên quan
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
15:57 | 31/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
15:37 | 31/10/2024 Kinh tế
Bàn giải pháp bứt phá phát triển ngành Logistics
13:49 | 31/10/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Lực cản nào hạn chế thị phần hàng Việt tại Anh?
22:32 | 30/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Lan tỏa xu hướng sản xuất, tiêu dùng xanh
19:49 | 30/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK