Lực cản nào hạn chế thị phần hàng Việt tại Anh?
Xây dựng thương hiệu hàng Việt tại nước ngoài: Bài học từ sự bền bỉ Doanh nghiệp chú trọng xây dựng thương hiệu bên cạnh gia tăng lợi nhuận Xây dựng thương hiệu Việt gắn với phát triển xanh, bền vững |
Thuỷ sản- một trong những mặt hàng nhiều thế mạnh để xuất khẩu sang Anh.. Ảnh: TL |
Xuất khẩu sang Anh tăng trưởng trung bình 9,4%/năm
Chia sẻ tại tọa đàm “Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh - Chiến lược và cách tìm kiếm thông tin”, ngày 30/10/2024, ông Vũ Việt Thành, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) khẳng định, hiệp định UKVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Vương quốc Anh lên một tầm cao mới.
Đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh được hưởng lợi. Trong 3 năm thực thi Hiệp định UKVFTA, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trưởng trung bình 8,9%/năm, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh tăng trưởng trung bình 9,4%/năm.
“Đây là mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung của xuất khẩu Việt Nam hay tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam sang EU hoặc sang châu Âu nói chung trong 9 tháng đầu năm.
Thặng dư thương mại của Việt Nam duy trì với Anh trong 9 tháng qua cũng ở mức 5,1 tỷ USD, tăng 24 % so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Vũ Việt Thành thông tin.
Mặt khác, theo đại diện Bộ Công Thương, Hiệp định UKVFTA với các lệnh gỡ bỏ thuế quan triệt để cũng góp phần quan trọng để nâng cao thị phần của một số nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Vương quốc Anh.
Bên cạnh đó, hiệp định cũng giúp tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng của Anh vào Việt Nam; đồng thời đầu tư của Anh vào Việt Nam cũng là một điểm sáng. Hiệp định cũng tác động tích cực về mặt thể chế, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phát triển, trưởng thành hơn.
Ông Nguyễn Cảnh Cường, cựu Tham tán công sứ tại Vương quốc Anh cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực rất tích cực và ngoài điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi, bản thân doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng năng động, đặc biệt những doanh nghiệp trẻ, có những kỹ năng mới về công nghệ số, giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn và nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cảnh Cường, không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được trình độ và hiệu quả như vậy.
Bởi, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một số hạn chế trong việc tìm kiếm và phân tích thông tin một cách có hệ thống từ các nguồn nước ngoài.
Ví dụ từ Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh, cơ sở dữ liệu của Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu từ các nước đang phát triển của Bộ Ngoại giao Hà Lan.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được miễn phí các nguồn thông tin chi tiết sâu, các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp Anh ở trên trang thông tin companieshouse.gov.uk. Tất cả các doanh nghiệp Anh đều phải đăng ký ở trên đó.
Ông Nguyễn Cảnh Cường cho biết thêm, việc đầu tiên cần làm là truy cập trang này để xác minh xem đối tác mình đang giao dịch có đăng ký không, có tồn tại không; có đang hoạt động không; người đang giao dịch với mình có phải là giám đốc hay người có thẩm quyền để giao dịch với mình hay không.
“Tôi đã từng chứng kiến doanh nghiệp Việt Nam vì không theo sát thay đổi của đối tác, xuyên suốt mười năm làm việc cùng tương đối thuận buồm xuôi gió nhưng không biết tình hình sức khỏe tài chính của bạn hàng Anh đã có thay đổi, vẫn làm, vẫn tin tưởng, vẫn cho bạn hàng của mình trả chậm, thậm chí cho giao hàng trước trả tiền sau mà không biết rằng đối tác mấy năm qua của mình đang sắp sửa phá sản rồi.
Hay người giám đốc mình quen biết 10 năm qua đã bị mất chức rồi mà vẫn tiếp tục làm như mọi khi, để tự đưa mình vào tình thế tổn thất rất lớn và rủi ro rất cao”- ông Nguyễn Cảnh Cường chia sẻ.
Do đó, không nên coi nhẹ việc kiểm tra tình trạng tài chính của khách hàng, đối tác, kể cả khách hàng, đối tác truyền thống để không đưa mình vào những tình huống rủi ro và tổn thất lớn.
Thời điểm thuận lợi để xâm nhập thị trường
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, doanh nghiệp Anh, người tiêu dùng Anh có nhu cầu tìm những bạn hàng mới và những nhà cung cấp mới. Đấy chính là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam
“Sau khi nước Anh rời EU thì chuỗi cung ứng cũng như quan hệ bạn hàng của các doanh nghiệp Anh đối với các doanh nghiệp EU cũng có phần nào bị suy giảm”, ông Nguyễn Cảnh Cường thông tin và nhấn mạnh, sự sụt giảm trong quan hệ thương mại giữa Vương quốc Anh và EU tạo ra những khoảng trống trong chuỗi cung ứng.
Đây có thể coi là một cơ hội mới cho cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi vì nhu cầu thị trường vẫn còn đó và thậm chí còn tăng.
Bên cạnh đó, quan hệ thương mại của Việt Việt Nam và Vương quốc Anh cũng đang phát triển tốt.
“Trong tâm trí của doanh nghiệp Anh và người tiêu dùng Anh, Việt Nam là một nền kinh tế đang lên, một thị trường cũng đang phát triển. Các doanh nghiệp Anh đánh giá nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng không kém gì doanh nghiệp Singapore.
Đấy là một sự tiến bộ vượt bậc, là một sự thăng hạng về uy tín quốc gia và uy tín doanh nghiệp, uy tín của nền kinh tế Việt Nam, uy tín của sản phẩm Việt Nam”, ông Nguyễn Cảnh Cường nêu và cho rằng giờ là thời điểm doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để cạnh tranh tốt hơn, cạnh tranh hiệu quả hơn với rất nhiều sản phẩm cùng loại đến từ các nước khác trong khu vực và nhiều vùng khác trên thế giới tại thị trường Anh.
Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) đã trở thành cầu nối giúp gia tăng kim ngạch thương mại song phương. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dệt may, da giầy, sản phẩm cơ khí, thuỷ sản…. với mức tăng trưởng từ 12 đến 19%. |
Tin liên quan
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
14:53 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
15:57 | 31/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
15:37 | 31/10/2024 Kinh tế
Bàn giải pháp bứt phá phát triển ngành Logistics
13:49 | 31/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
“Xanh hóa” ngành dệt may, da giày: Động lực từ những thách thức
11:51 | 30/10/2024 Kinh tế
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường tốc độ cao đã sẵn sàng
21:47 | 29/10/2024 Kinh tế
Sửa Luật Đầu tư công để trả lời câu hỏi "tại sao có tiền mà không làm được"
21:46 | 29/10/2024 Kinh tế
Cảnh giác trước sự “đổ bộ” của các sàn thương mại điện tử chưa chính thống
15:39 | 29/10/2024 Kinh tế
Bưởi có “visa” vào Hàn Quốc
15:15 | 29/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK