Lo đầu vào cho sản xuất để giảm phụ thuộc nhập khẩu
![]() |
Các doanh nghiệp kiến nghị cần có chính sách mạnh hơn để phát triển thành chuỗi liên kết về nguyên phụ liệu. Ảnh: H.Dịu |
Khó tự chủ
Theo chia sẻ của đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhiều doanh nghiệp dệt may phải chi thêm khoảng hơn 20% giá trị để mua nguyên liệu trong nước do phải áp dụng thêm thuế, phí và chi phí vốn vay. Vì thế, việc tiếp cận nguyên liệu nội địa cũng không phải dễ dàng so với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc.
Hơn nữa, với các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, việc tìm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Theo ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, nhiều doanh nghiệp đang rất mong muốn cơ chế thoáng hơn trong vấn đề liên quan đến tín dụng để có nguồn vốn lớn đầu tư mới và đầu tư mở rộng về sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn cho biết, hợp đồng về cung cấp nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là ngắn hạn, trong một chu kỳ nhất định nên để hình thành chuỗi cung ứng lâu dài còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư.
Cùng với đó, không ít chính sách cũng chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu. Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), lĩnh vực thuộc da có ý nghĩa quan trọng đối với ngành da giày, mỗi năm phải nhập khẩu hàng tỷ USD, nhưng lại đang đối mặt các quy định ngặt nghèo liên quan đến môi trường nên doanh nghiệp khó đầu tư phát triển. Ngoài ra, các điều kiện về môi trường cũng gây khó cho doanh nghiệp muốn phát triển các dự án dệt, nhuộm, nên các doanh nghiệp rất cần những chính sách phát triển hợp lý hơn.
Hiện nay, nhiều lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu “tỷ đô” của Việt Nam đang chịu sự lệ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Chẳng hạn, số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã chi 2,04 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 9/2022, kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt gần 200 triệu USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù ngành thủy sản vẫn đạt thặng dư thương mại xuất siêu 6,47 tỷ USD trong 9 tháng năm 2022 nhưng với việc chi phí thức ăn chiếm 65-70% chi phí sản xuất, giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh thì cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Hay với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng đến hết năm 2022 và sang quý 1/2023, nhưng nguyên phụ liệu luôn là nỗi lo thường trực, vừa lo thiếu hàng do đứt gãy chuỗi cung ứng, vừa lo giá thành tăng cao, khiến việc đáp ứng đúng tiến độ đơn hàng cho đối tác trở nên khó khăn hơn.
Với ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, năm 2021, giá nguyên liệu gỗ tăng khoảng 20% và tiếp tục tăng thêm 20% trong năm 2022, việc phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đã dẫn đến bức tranh tăng trưởng của ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam được dự báo không mấy sáng sủa.
Cần liên kết và chính sách đủ mạnh
Theo giới chuyên gia, để hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như hạn chế tối đa các cú sốc từ bên ngoài như hiện nay thì việc chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước rất quan trọng. Không những thế, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư đều muốn tìm nguồn nguyên, phụ liệu trong nước để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, khi xuất khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan, giảm chi phí vận chuyển.
Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị cần có chính sách mạnh hơn để phát triển thành chuỗi liên kết về nguyên phụ liệu. Lấy ví dụ tại Trung Quốc, chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu nguyên phụ liệu của Chính phủ nước này đã giúp nơi đây trở thành “đế chế” về nguyên phụ liệu. Trong tháng 9/2022, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thông báo sẽ triển khai thêm gói ngân sách quy mô lớn để hỗ trợ kinh tế và đầu tư. Chương trình này sẽ bơm vốn đến các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất.
Tại Việt Nam, gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước đã được ban hành và đi vào thực hiện, nhưng tiến độ vẫn rất chậm so với yêu cầu, do cả nguyên nhân từ phía ngân hàng và doanh nghiệp. Theo Ngân hàng Nhà nước, thực tế triển khai cho thấy các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất trong một số trường hợp khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành. Do đó, các chính sách về hỗ trợ lãi suất cần được tạo điều kiện hơn để giải ”cơn khát” vốn của các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước tiếp nhận quy trình kỹ thuật và kỹ năng sản xuất từ nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất; tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước, thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất trong nước và nước ngoài. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp cũng cho rằng, trước tiên cần bảo đảm quy mô thị trường nội địa để phát triển nguồn nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ trước khi hướng đến các thị trường xuất khẩu.
Tin liên quan

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu
08:31 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất
08:00 | 04/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện
15:09 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"
