Facebook Twitter youtube Tiktok

Cách nào giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp?

(HQ Online) - Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu NK đã và đang làm giảm sức cạnh tranh của sản xuất công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất ra sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác là một trong những lưu ý trọng tâm trong phát triển công nghiệp giai đoạn tới, nhằm nâng cao tính tự chủ, cạnh tranh của toàn ngành.
Quá phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, công nghiệp Việt thiếu sức cạnh tranh
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tập trung gỡ khó cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp lớn
Sản xuất phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu NK nên sản phẩm công nghiệp Việt hiện còn thiếu sự cạnh tranh, giá trị gia tăng không cao. 	Ảnh: N.Thanh
Sản xuất phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu NK nên sản phẩm công nghiệp Việt hiện còn thiếu sự cạnh tranh, giá trị gia tăng không cao. Ảnh: N.Thanh

Nhập khẩu 94% tư liệu sản xuất

Thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, 8 tháng năm 2022, kim ngạch NK hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 34,4%). Đáng chú ý, về cơ cấu nhóm hàng NK, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước (trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,3%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,7%); nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6%, giảm 0,1 điểm phần trăm. Trung Quốc vẫn là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 81,8 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đề cập tới câu chuyện phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK trong sản xuất công nghiệp, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá: công nghiệp là ngành XK chủ lực, có mức tăng trưởng đều qua các năm, song vẫn có nhiều hạn chế, nội lực các DN rất yếu. “Việt Nam hiện chưa có DN hay sản phẩm công nghiệp mang thương hiệu Việt Nam đủ lớn, đủ mạnh. Sản xuất phụ thuộc vào các nguyên liệu NK nên sản phẩm công nghiệp thiếu sự cạnh tranh, giá trị gia tăng không cao”, ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ở góc độ DN, ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam chia sẻ: ngành thép Việt Nam từ nền công nghiệp nhỏ lẻ lạc hậu đã vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, làm chủ nền công nghiệp thép với tổng công suất 25 triệu tấn thép thô/năm. Từ một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào thép NK, đến nay, Việt Nam vươn lên là quốc gia XK hàng chục tỷ USD. Cụ thể năm 2021, Việt Nam đã XK hơn 14 triệu tấn thép các loại, kim ngạch khoảng 12,7 tỷ USD đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy vậy, ngành thép hiện nay cũng phải NK, đa số là NK nguyên liệu như quặng sắt và thép phế làm nguyên liệu và một số phụ tùng linh kiện để thay thế trong quá trình sản xuất. “Thời gian tới, điều đầu tiên là phải cân đối được cung-cầu, chủ động cung ứng nguồn nguyên đầu vào”, ông Thái nói.

Tương tự, ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên HĐTV, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chia sẻ, hóa chất là ngành nền tảng, đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Ngành hóa chất có các phân ngành từ phân bón, hóa chất cơ bản, khí công nghiệp, sản xuất cao su, hóa dầu, sản xuất hàng tiêu dùng, điện hóa... Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm cơ bản như xút, các loại H2SO4, HCl, H3PO4…., các loại hóa chất khác đáp ứng được đầu vào. Tuy nhiên, một số nguyên liệu Việt Nam cũng vẫn chưa tự chủ phải NK.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp vật liệu

Thời gian tới, để góp phần nâng cao tính chủ động cung ứng thép cho các ngành chế biến, chế tạo, Hiệp hội thép Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương nhanh chóng xây dựng Chiến lược phát triển phát triển ngành thép Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050, trong đó có các chính sách đặc thù đảm bảo ngành thép Việt Nam phát triển nhanh, bền vững phù hợp với Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển quốc gia.

Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có cơ chế ưu tiên phát triển các cơ sở gia công, chế tạo chi tiết, cấu kiện, phụ tùng có sử dụng thép nội địa làm nguyên liệu cho các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân có sử dụng thép làm vật liệu. “Nhà nước cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách bảo hộ ngành sản xuất thép trong nước để đảm bảo cho ngành thép Việt Nam phát triển nhanh, mạnh về hướng xanh, phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu”, ông Đinh Quốc Thái nhấn mạnh.

Ông Phạm Tuấn Anh phân tích: thời gian tới, nền kinh tế thế giới sẽ theo xu hướng tận dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số sẽ diễn ra trong nhiều lĩnh vực, các ngành, kéo theo đó là các chuỗi cung ứng cũng như hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có những điều chỉnh, đảm bảo tính bền vững, tránh tác động từ bên ngoài như trường hợp dịch bệnh Covid-19 vừa qua làm đứt gãy nguồn cung, mất nguồn hàng.

Chính vì vậy, trong phát triển công nghiệp Việt Nam phải phát triển tự chủ trong nước. Khi lựa chọn các ngành, phân ngành để phát triển công nghiệp trong thời gian tới phải dựa trên nền tảng những ngành công nghiệp đang có thế mạnh và đang phát triển, đồng thời cũng dựa trên các tiêu chí khác. Ví dụ như, trong số các ngành công nghiệp nền tảng ưu tiên phát triển phải có những DN có tiềm năng để xây dựng thành những tập đoàn kinh tế đủ mạnh dẫn dắt các ngành công nghiệp và công nghiệp phụ trợ phát triển theo.

“Song song với phát triển công nghiệp nền tảng, Việt Nam cũng phải phát triển các ngành sản xuất ra các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, hóa chất và công nghiệp vật liệu. Đó là những vấn đề cần lưu ý trong phát triển công nghiệp giai đoạn tới”, ông Phạm Tuấn Anh nói.

Để phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ xây dựng những khu, cụm liên kết ngành quy mô lớn nhằm thu hút đầu tư cũng như xây dựng các chuỗi sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ cho các tập đoàn lớn, Bộ Công Thương cũng sẽ đề xuất những chính sách hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp. Điều này nhằm khắc phục các điểm yếu cố hữu của nhóm DN này thông qua hỗ trợ vốn, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về chuyển giao công nghệ. Mục tiêu hướng đến là hình thành một hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh trong tương lai.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 54,41 tỷ USD), theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024

(HQ Online) - Năm 2024, xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới với 786,29 tỷ USD, trong đó có nhiều kết quả nổi bật từ các thị trường, ngành hàng trọng điểm.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Kết thúc năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng 50,81 tỷ USD) so với năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 205,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên thương mại giữa hai nước cán mốc 200 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn

(HQ Online) - Thương mại Việt Nam – Trung Quốc cán mốc kỷ lục mới 200 tỷ USD trong năm 2024, tuy nhiên, thâm hụt của nước ta ngày càng lớn.
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD

(HQ Online) - XK rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt trên 7,12 tỷ USD; với sự liên kết, sản xuất quy mô lớn, XK rau quả đang hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu

(HQ Online) - Bắc Giang đã vượt qua nhiều tên tuổi lớn để trở thành địa phương có quy mô kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 cả nước, theo cập nhật của Tổng cục Hải quan.
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD

(HQ Online) - Mặc dù chỉ ra nhiều thách thức sẽ phải đối mặt trong năm 2025, nhưng ngành Thủy sản Việt Nam tự tin xuất khẩu sẽ đạt 11 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỳ lục mới 747,13 tỷ USD, tăng 14,7% (tương ứng tăng 95,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD

Bối cảnh năm 2024 khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng với tinh thần sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/12, có 6 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD

(HQ Online) - Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD).
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD

(HQ Online) - Dù chưa hết năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đã đạt được mức cao nhất lịch sử và có thể lập mốc mới hơn 400 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(HQ Online) - Kỳ 1 tháng 12 (1-15/12/2024) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,48 tỷ USD, giảm 3,5% (tương ứng giảm 1,16 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11/2024.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Vượt qua điện thoại và linh kiện, những năm gần đây, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động