Liêm chính và minh bạch tạo niềm tin cho doanh nghiệp
![]() |
Chi phí tuân thủ còn cao
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để đạt mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp trong 5 năm 2021-2025 phải đạt từ 12 đến 14%/năm, trung bình mỗi năm phải có thêm từ 100.000 đến 150.000 doanh nghiệp thành lập mới. Nhưng muốn đạt được mục tiêu nêu trên, VCCI cho rằng, các cơ quan quản lý cần tiếp tục có những chính sách mang tính ổn định, hỗ trợ về thuế, phí, thủ tục hành chính thuận lợi hơn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng: Dư địa cải cách còn lớn Dư địa cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát chi phí tuân thủ còn rất lớn, yêu cầu từ thực tiễn cho sự phát triển chung của nền kinh tế và doanh nghiệp cũng đặt ra rất nhiều thách thức lẫn cơ hội, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nhìn nhận một cách chi tiết và khách quan vào tình hình doanh nghiệp để tiếp tục cải thiện mọi việc. Việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để cải thiện và tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp không còn là một ưu tiên cần cân nhắc mà đã là một nhiệm vụ cấp bách, được đặt lên hàng đầu của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Phải tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức để tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và bộ máy công vụ liêm chính, tin cậy, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Công tác cắt giảm chi phí không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố về thể chế và hạ tầng mà còn về chính những con người thực hiện các thủ tục đó. |
Theo công bố mới đây tại báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) 2020 do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, trong các nhóm thủ tục hành chính được tiến hành khảo sát, nhóm thủ tục hành chính về xây dựng và môi trường "ngốn" nhiều chi phí của doanh nghiệp nhất. Cụ thể, để thực hiện thủ tục hành chính trong nhóm môi trường, trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra 61,5 giờ, chi phí trực tiếp là 3,1 triệu đồng. Đối với nhóm thủ tục hành chính về xây dựng, doanh nghiệp phải chi hơn 25 triệu đồng để thực hiện thủ tục, với thời gian trung bình của mỗi doanh nghiệp khoảng 21,2 giờ, chi phí trực tiếp là 4,7 triệu đồng cho các loại chi phí sao chụp, chứng thực hồ sơ, các loại phí và lệ phí theo quy định (gồm các loại phí thẩm định và lệ phí cấp phép xây dựng) và một phần chi phí không chính thức.
Trên thực tế, con số trên có thể còn cao hơn khá nhiều. Chia sẻ với phóng viên về các thủ tục trong lĩnh vực xây dựng, đại diện một doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệp phải mất hơn 26 ngày làm việc cho việc sửa đổi bổ sung hồ sơ, bao gồm cả việc nhận thông báo chỉnh sửa và nộp lại hồ sơ. Các doanh nghiệp vẫn thực hiện việc nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp. Cùng với đó, không ít doanh nghiệp cũng chia sẻ, có nhiều trường hợp doanh nghiệp phải chi trả từ 15-20 triệu tiền photo, chứng thực đối với một bộ hồ sơ thẩm định. Thậm chí, các doanh nghiệp còn phải chi trả nhiều khoản chi phí “lót tay” không chính thức để bồi dưỡng, đưa đón… đoàn kiểm tra thuộc thủ tục Cấp giấy phép xây dựng…
Cùng với những khoản chi phí nêu trên, các doanh nghiệp vẫn đang tốn rất nhiều chi phí cầu đường, giao thông. Theo ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp tuy đã phục hồi sau đại dịch nhưng sức khỏe còn rất yếu, trong khi nhiều loại chi phí mà doanh nghiệp kiến nghị nhiều lần nhưng chưa có gì thay đổi. Ví dụ, phí đường bộ, phí BOT, phí cảng biển vẫn ở mức cao hoặc chỉ giảm được rất ít sau nhiều lần kiến nghị. Chi phí công đoàn 2% cũng là đáng kể với doanh nghiệp trong bối cảnh này, nên mức phí giảm hoặc miễn sẽ là hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp. Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Hồng Thủy, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị nên miễn 2% kinh phí công đoàn cho doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh.
Vẫn e ngại chi phí không chính thức
Cũng theo kết quả từ báo cáo APCI 2020, nhóm thủ tục hành chính về thuế có chi phí tuân thủ trung bình thấp nhất. Nguyên nhân được đưa ra là do ngành Thuế đã điện tử hóa việc thực hiện thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa việc thực hiện, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục. Đặc biệt, nhiều thủ tục hành chính khác cũng có tiến bộ như giao dịch thương mại qua biên giới, đầu tư, khởi sự kinh doanh… do đã chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.
Những kết quả này đã cho thấy nỗ lực cải cách của Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, giảm chi phí xuống mức thấp nhất có thể luôn là mong muốn của nhiều doanh nghiệp. Bà Phạm Thị Hồng Thủy kiến nghị các ngân hàng cần tiếp tục xem xét, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giảm lãi suất cho vay 1,5-2% cho tất cả các gói cho vay; giảm tiền thuê đất trong 2 năm…
Không chỉ yêu cầu giảm chi phí chính thức, các doanh nghiệp còn rất mong muốn được giải quyết triệt để “vấn nạn” liên quan đến chi phí không chính thức. Nghiên cứu APCI 2020 cho thấy, chi phí không chính thức có ở tất cả các nhóm thủ tục hành chính, các công đoạn khi thực hiện thủ tục hành chính và ở nhiều địa phương. Các doanh nghiệp cho rằng, chi phí không chính thức không chỉ làm gia tăng chi phí tuân thủ mà đang làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh và cạnh tranh công bằng tại Việt Nam và hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
Nói thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Thảo, Giám đốc Tập đoàn Our Tour cho hay, nhiều thủ tục hành chính sẽ đơn giản và thuận lợi hơn nếu cơ quan quản lý phân quyền phân cấp xuống các đơn vị thực hiện. Vì thế, nhiều khi doanh nghiệp phải chờ đợi văn bản hướng dẫn tới 6-7 tháng vẫn chưa được ban hành, khiến doanh nghiệp thiệt hại bằng những con số tài chính không hề nhỏ. Do đó, các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính cần liêm chính, minh bạch, rút gọn… để tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh.
Tin liên quan

Doanh nghiệp FDI chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước
16:04 | 31/03/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Hải quan triển khai hệ thống thông quan dự phòng cho VNACCS/VCIS
13:57 | 26/03/2025 Hải quan

Hàng loạt doanh nghiệp tại Bình Dương nợ tiền thuế lớn
15:54 | 25/03/2025 Hồ sơ

Honda Việt Nam bổ nhiệm nữ Tổng giám đốc
22:04 | 02/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025
21:17 | 01/04/2025 Nhịp sống thị trường

Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”
18:40 | 01/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra
18:36 | 01/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel khôi phục liên lạc, hỗ trợ người dân và đoàn cứu hộ tại Myanmar
10:10 | 01/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ
09:50 | 01/04/2025 Nhịp sống thị trường

Ngày 31/3: Vàng miếng và nhẫn vượt mốc 100 triệu đồng/lượng
15:11 | 31/03/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản có cơ hội đón nhiều làn sóng đầu tư
09:37 | 29/03/2025 Nhịp sống thị trường

Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Phước An ký kết hợp tác chiến lược phát triển logistics toàn diện
09:34 | 29/03/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Viettel ra mắt đơn vị thành viên mới
09:30 | 28/03/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Tập đoàn Thành Công vận hành nhà máy sản xuất ô tô thứ tư tại Việt Nam
12:50 | 27/03/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Viettel Construction đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
20:39 | 26/03/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn hàng hải
14:04 | 26/03/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Honda Việt Nam bổ nhiệm nữ Tổng giám đốc

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Multimedia

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

Từ 31/3/2025, nhiều mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế

TPHCM hỗ trợ người dân, doanh nghiệp quyết toán thuế

Hải quan khu vực XI tích cực triển khai nhiệm vụ theo cơ cấu tổ chức bộ máy mới

Sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Chi cục Thuế khu vực XIV vận hành ổn định

Thuế khu vực III triển khai quy trình quản lý thuế theo tổ chức bộ máy mới

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Thúc đẩy thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh mới

Doanh nghiệp FDI chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước

Đến 15/3, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 162 tỷ USD

7 thị trường nhập khẩu tỷ đô của Việt Nam trong tháng đầu năm

Tháng đầu năm có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ đô

Manh mối lần ra "xưởng sản xuất ma túy" lớn nhất Việt Nam

Quảng Trị: Thu giữ 130kg pháo vận chuyển trái phép

Hình ảnh xưởng sản xuất ma túy lớn nhất từ trước đến nay vừa bị triệt phá

Phá vụ sản xuất trái phép ma túy quy mô lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay

Hàng loạt doanh nghiệp tại Bình Dương nợ tiền thuế lớn

Điểm mặt doanh nghiệp nợ thuế XNK tại Đồng Tháp

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Chi cục thuế khu vực VII hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế

Dự kiến giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng hoá

Hải quan triển khai hệ thống thông quan dự phòng cho VNACCS/VCIS
