Không chỉ tháo gỡ rào cản mà phải tạo môi trường kinh doanh minh bạch
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh | |
Xây dựng một môi trường kinh doanh ứng biến | |
Tăng tính minh bạch trong quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết |
Việc cải cách thủ tục hành chính đã triển khai được rất tốt, việc ứng dụng dịch vụ công cấp độ 4 đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Ảnh: ST |
Vẫn nặng về hình thức
Nếu như năm 2015, Việt Nam có khoảng 6.000 điều kiện kinh doanh, nhưng với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, đến hết năm 2019, theo báo cáo, các bộ, ngành đã cắt giảm được hơn 50%. Về cơ bản, các điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi, điều kiện trùng lặp đã được cắt bỏ.
Đánh giá về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nếu trước đây chỉ thường hay so sánh giữa ta với ta, thì bây giờ Việt Nam đã so sánh mình với những nước đứng đầu ASEAN, đây là sự thay đổi tư duy lớn. Tuy nhiên, cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn nặng về đơn giản, cắt giảm chưa mạnh mẽ, quyết liệt. Về kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều thách thức, cải cách tư pháp còn nhiều khó khăn. Việc thực hiện Nghị quyết tại các địa phương vẫn còn lúng túng. Chỉ số gia nhập thị trường có tăng nhưng cần có sự đột phá…
Ông Đậu Anh Tuấn cho biết thêm, kinh nghiệm trong cải thiện môi trường kinh doanh cho thấy cần sự đổi mới từ dưới lên và phải chú trọng vai trò của chính quyền địa phương. Sự năng động và động lực cải cách từ địa phương đóng vai trò rất quan trọng. Một số mô hình mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn như: trung tâm hành chính công tập trung và sự chuyên nghiệp của thủ tục hành chính; cafe doanh nhân và mô hình đối thoại chính quyền – doanh nghiệp đã thực sự phát huy được hiệu quả…
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Đinh Việt Thanh, chuyên gia pháp chế của Tổng công ty May 10 cho biết, trong thời gian qua, việc cải cách thủ tục hành chính đã triển khai được rất tốt, việc ứng dụng dịch vụ công cấp độ 4 đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm dược rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp gặp vấn đề về giấy phép, đến hỏi bộ này thì lại chỉ sang bộ kia. Doanh nghiệp mong muốn tháo gỡ được điểm nghẽn này.
4 nhóm giải pháp
Còn theo bà Trịnh Tú Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông nghiệp Văn Đô, việc chậm ứng dụng trong thanh toán điện tử và hóa đơn điện tử cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
“Tôi nghe trong nội dung cải cách nói đến việc ‘hạn chế, không dùng tiền mặt’. Nhưng khi tôi đi từ Bắc Giang đến Lạng Sơn, cả 4 cây xăng không một cây nào chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Trong quá trình mua hàng, doanh nghiệp chúng tôi gặp khó khăn vì nhiều nơi không chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Người ta lấy lý do “máy quẹt thẻ bị hỏng” để không xuất hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử rất minh bạch và chống lại được việc trốn lậu thuế. Không hiểu sao việc thanh toán điện tử và dùng hóa đơn điện tử ở một số nơi lại chưa được thực hiện. Đó là điều tôi muốn kiến nghị và mong muốn trong thời gian tới các bộ, ngành, Chính phủ sẽ tập trung vào cải cách lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt này để doanh nghiệp bớt khó khăn trong thanh toán”, Giám đốc Trịnh Tú Anh nói.
Chính vì vậy, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam thời gian tới có lẽ phải nâng cấp lên, không chỉ tháo gỡ rào cản nữa mà cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch. Cần phải đổi mới quy trình, tăng cường chất lượng xây dựng văn bản pháp luật, giảm chồng chéo, có sự chuyên nghiệp hơn. Các cơ quan cấp phép thì không nên chủ trì trực tiếp quá trình soạn thảo văn bản, quy phạm pháp luật, bởi ban hành văn bản pháp luật có thể tạo ra những chi phí thực thi, kể cả cho doanh nghiệp cho xã hội và trong bộ máy rất lớn. Việc ra một văn bản pháp luật là phải tính toán đầy đủ các chi phí này.
Nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn tới, tiếp ngay sau Nghị quyết 01/NQ-CP, Thủ tướng đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021. Theo Phó Viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu, nỗ lực cải cách không hề chùng xuống mà ngày một nâng cao. Nghị quyết 02 nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 02 năm 2019 và bổ sung 4 nhóm giải pháp.
Cụ thể, 4 nhóm giải pháp gồm: Thứ nhất, cần giải quyết các vướng mắc, bất cập với doanh nghiệp, người dân do sự thiếu kết nối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan. Thứ hai, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Thứ ba, thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững: Đầu tư kinh doanh bền vững; chú trọng các yếu tố bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Cuối cùng, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics