Làm rõ trách nhiệm quản lý của Bộ GD&ĐT trong vụ việc trường Đại học Đông Đô
Liên quan đến vụ việc Trường Đại học Đông Đô cấp bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2), Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an) đã đề nghị truy tố một số bị can là cán bộ của trường và xác định trách nhiệm của các cá nhân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với Trường Đại học Đông Đô, đồng thời xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm, kể cả những cá nhân sử dụng văn bằng 2 do trường này cấp.
Theo kết luận điều tra vụ án “giả mạo trong công tác” vừa được Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) ban hành, Trường Đại học Đông Đô đã cấp hơn 600 bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2). Trong đó có nhiều người "mua" bằng là cán bộ công chức nhà nước. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án.
Cũng theo kết luận điều tra, quá trình hoạt động Trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên từ năm 2015, Bộ đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và cho đăng tải đề án tuyển sinh của Trường Đại học Đông Đô lên cổng thông tin tuyển sinh của bộ, trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.
Kết luận của Cơ quan an ninh điều tra xác định các cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch - tài chính và Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của Trường Đại học Đông Đô, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 trong khi trường chưa được cho phép đào tạo, là vi phạm quyết định của bộ trưởng về đào tạo văn bằng 2.
Nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với những sai phạm của Trường Đại học Đông Đô. Về nguyên tắc, Bộ cần giải trình rõ việc quản lý tuyển sinh của trường, trong đó bao gồm cả việc hậu kiểm và vì sao trong từng ấy năm không phát hiện ra sai phạm.
Giáo sư- Tiến sỹ Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nêu ý kiến: “Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nhận ra được đây là một sự quản lý quá lỏng lẻo. Tại sao lại để người ta đào tạo như vậy? Bao nhiêu người làm tiến sỹ, làm thạc sỹ, cử nhân đã được nhận bằng như thế này. Ngoài việc phạm pháp như thế, cái tai hại của việc cấp bằng ấy là những người ấy rất dễ sau này có chức có quyền, rất nguy hại”.
Trong khi đó, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, sai phạm của Đại học Đông Đô liên quan đến phần quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý yếu kém nên dẫn đến tiêu cực.
“Tất nhiên tinh thần dần dần chuyển sang trao quyền tự chủ cho các trường, nhưng mà Bộ Giáo dục- Đào tạo vẫn có trách nhiệm người quản lý nhà nước, thì không thể thả nổi hoàn toàn. Cho nên xem xét trách nhiệm quản lý nhà nước thì Bộ Giáo dục- Đào tạo cũng phải có trách nhiệm trong đó”, Tiến sỹ Lê Viết Khuyến nói.
Còn Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, vi phạm ở Trường Đại học Đông Đô đã bộc lộ nhiều vấn đều trong quản lý đào tạo, công tác cán bộ, công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước bởi có người “mua” bằng là cán bộ công chức nhà nước.
“Cảnh báo về công tác cán bộ khi đặt ra tiêu chuẩn chú trọng về hình thức, đó là nặng về bằng cấp mà không có tiêu chí đánh giá về thực chứng, cho nên để hoàn thiện các tiêu chuẩn thì có nhiều kẻ gian lận đã tìm cách mua bán bằng cấp để phù hợp với tiêu chuẩn cán bộ. Từ đó làm bàn đạp thăng tiến chui sâu leo cao, cái đó phải xem xét cho kỹ. Chỉ có cách là đánh giá năng lực con người, năng lực cán bộ dựa vào thực chất thì với loại bỏ được tính hình thức đấy”, ông Lê Thanh Vân thẳng thắn chỉ ra.
Theo Phó Giáo sư Trần Văn Tớp, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, việc học văn bằng 2 là điều rất tích cực, những người có nhu cầu học tập thêm kiến thức đều có thể theo học.
Tuy nhiên, việc một số người sử dụng văn bằng 2 vì một mục đích khác trong vụ việc của Trường Đại học Đông Đô là vấn đề rất nghiêm trọng. Vì vậy, ngoài việc xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm của Trường Đại học Đông Đô, thu hồi bằng cấp sai quy định thì cũng cần xử lý nghiêm những cá nhân sử dụng văn bằng 2 do trường này cấp.
“Nếu chúng ta xử lý nghiêm người tổ chức làm hàng giả, người ta không dám làm và những người mà có âm có ý định sử dụng bằng giả để hợp thức hóa thì cũng rất hết sức cân nhắc. Tôi thấy tình trạng làm bằng giả có rất nhiều. Bất cứ một vi phạm nào, tử vi phạm giao thông, trong quản lý xây dựng vi phạm trong đào tạo, giáo dục và đào tạo tôi nghĩ là xử lý nghiêm minh bao giờ cũng là một giải pháp rất là tốt”, Phó Giáo sư Trần Văn Tớp nói.
Liên quan đến vụ việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, các đơn vị chức năng của Bộ đang phối hợp Bộ Công an để làm rõ thông tin và bản chất của vụ việc và xử lý nghiêm theo đúng quy định những trường hợp sử dụng bằng giả của trường Đại học Đông Đô, các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có sai sót. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu các cơ sở đào tạo sau đại học rà soát lại thông tin về đầu vào và đầu ra của các học viên sau đại học để có căn cứ xử lý./.
Tin liên quan
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu trong kỷ nguyên vươn mình
20:35 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử
Thị trường ôtô châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics