Làm gì để Việt Nam phát triển kinh tế sáng tạo?
ThS. Nguyễn Anh Dương |
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng và tiềm năng của KTST ở Việt Nam thời gian qua?
Nền KTST được định nghĩa là nền kinh tế hình thành dựa trên các chu trình lên ý tưởng, phát triển, sản xuất, phân phối và tiêu thụ (bao gồm cả xuất khẩu) các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo, gắn với thiết lập, tôn trọng và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Định nghĩa này nhấn mạnh 2 yếu tố là: thương mại hóa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo; thiết lập, tôn trọng và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Trong thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa sáng tạo toàn cầu đã tăng trưởng đáng kể do nhiều nước trên thế giới đang triển khai các biện pháp hỗ trợ công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Theo nghiên cứu của CIEM, xuất khẩu hàng hoá sáng tạo thế giới tăng từ 208 tỷ USD (2002) lên 524 tỷ USD (2020). Từ năm 2007 đến nay, châu Á vẫn là khu vực xuất khẩu lớn nhất. Riêng Trung Quốc đạt 169 tỷ USD và chiếm 32% tổng xuất khẩu hàng hoá sáng tạo toàn cầu. Tiếp sau là các quốc gia và vùng lãnh thổ: Mỹ, Italia, Đức, Pháp, Hồng Kông, Pháp, Anh, Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Trong gần 20 năm qua, cơ cấu xuất khẩu hàng hoá sáng tạo chuyển dịch rõ rệt, giảm các loại hình lưu trữ thông tin như đĩa CD, DVD, băng, báo và các tài liệu in sang tăng mạnh phương tiện truyền thông ghi âm và trò chơi điện tử. Về sản phẩm xuất khẩu chính, các mặt hàng thiết kế chiếm ưu thế (đạt 62,9% năm 2020). Các nước phát triển thống trị xuất khẩu xuất bản, nghệ thuật thị giác và nghe nhìn, trong khi các nước đang phát triển thống trị xuất khẩu thiết kế và thủ công mỹ nghệ.
Việt Nam đang có lợi thế là dân số trẻ, hiểu biết về công nghệ; chính sách tạo thuận lợi của nhà nước; di sản văn hoá phong phú; quá trình số hoá diễn ra nhanh chóng và tăng cường hội nhập với kinh tế toàn cầu.
Ông có thể nêu một số kinh nghiệm phát triển KTST của các nước mà Việt Nam có thể vận dụng?
Nhiều ngành sản xuất mới trong chuỗi cung của ngành công nghiệp sáng tạo đã hình thành và phát triển mạnh mẽ (trong lĩnh vực thời trang/dệt may, vi điện tử và tin học...). Nền kinh tế đa dạng với sự tăng trưởng mạnh của ngành du lịch (bao gồm cả du lịch văn hóa), các ngành sản xuất trình độ cao, một số ngành công nghiệp tri thức (như công nghệ thông tin) cũng tạo những điều kiện tốt cho công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam phát triển.
Tuy nhiên với xuất phát điểm khá thấp, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của nhiều quốc gia. Hầu hết các quốc gia hiện nay đều dành sự quan tâm rất lớn cho KTST. Chẳng hạn, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020), Trung Quốc đã xem KTST như một ngành công nghiệp mới với việc đưa ngành này cùng với các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ carbon thấp... chiếm 15% GDP trong năm 2020.
Còn tại Hàn Quốc, KTST được đặt làm chương trình nghị sự, chính sách lớn từ năm 2013. Theo định nghĩa của Chính phủ Hàn Quốc, nền KTST là một chiến lược kinh tế mới, tạo ra các ngành công nghiệp và thị trường mới bằng cách tích hợp, điều chỉnh trí tưởng tượng và tính sáng tạo vào khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông, tạo việc làm bền vững thông qua việc đẩy mạnh các ngành công nghiệp truyền thống. Một số ngành công nghiệp sáng tạo tại Hàn Quốc có mức xuất khẩu cao như: trò chơi (2,9 tỷ USD năm 2014); làn sóng Hàn Quốc Hallyu (Hàn Lưu) thông qua điện ảnh và âm nhạc (Kpop) hiện đã lan rộng toàn cầu.
Hay tại Indonesia, quốc gia tương đồng với Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, KTST đóng góp 82 tỷ USD cho GDP của quốc gia này (chiếm 7,5%) và 23,9 tỷ USD cho xuất khẩu (khoảng 10%) trong năm 2021, sử dụng khoảng 19 triệu lao động. Indonesia thiết lập bộ, ngành chuyên biệt quản lý KTST với tên gọi Bộ Du lịch và KTST (MoTCE). Đồng thời, Indonesia có một hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh về các ngành công nghiệp sáng tạo, bao gồm Luật Thiết kế công nghiệp; Luật về nhãn hiệu, Luật về bản quyền, Chính sách công nghiệp quốc gia…
Ở Mỹ, 4,01% tổng số doanh nghiệp và 2,04% lao động đang tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp sáng tạo khác nhau. Hoạt động kinh tế văn hóa và nghệ thuật chiếm 4,4% GDP, tương đương 1,02 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Để hỗ trợ những người lao động và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sáng tạo, năm 2022, Thượng viện và Hạ viện của Hoa Kỳ đã đưa ra Đạo luật Thúc đẩy lực lượng lao động KTST và nghệ thuật địa phương (PLACE). Theo đó, tăng nguồn lực liên bang và mở rộng lợi ích liên bang cho những người sử dụng tính sáng tạo và kỹ năng trong công việc; trao quyền cho những người lao động sáng tạo, giúp thúc đẩy tăng trưởng ở các doanh nghiệp mới và hiện có, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu văn hóa Hoa Kỳ ra nước ngoài; thành lập hội đồng liên ngành để khuyến khích phát triển nền KTST.
Singapore đã ban hành các chiến lược thúc đẩy KTST theo hướng top-down với định hướng của Chính phủ và sự phối hợp của các cơ quan quản lý. Quốc gia này phát triển hệ thống đo lường KTST thông qua đẩy mạnh công tác thống kê, phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổng thể để phối hợp và triển khai các nhóm chính sách và chiến lược khác nhau.
Theo ông, Việt Nam cần làm gì để đẩy nhanh phát triển KTST?
Do KTST còn tương đối mới, Việt Nam gặp phải tình trạng thiếu các dữ liệu cập nhật, thường xuyên và chi tiết để phân tích các nội dung liên quan. Thực tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho KTST. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; Chiến lược phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng (game online) giai đoạn 2022 - 2027; Quyết định số 801/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030… Tuy vậy, các chính sách, cơ chế ưu đãi vẫn còn vướng mắc trong thực hiện. Khảo sát tại một số địa phương như Phú Thọ, Sơn La, Phú Yên cho thấy, KTST còn là nội dung rất mới và chưa được hiểu một cách nhất quán.
Từ thực trạng trên, để phát triển nền KTST tại Việt Nam, trước mắt cần hoàn thiện các thể chế chính sách, pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp cho sự phát triển nền KTST, các ngành công nghiệp và văn hóa sáng tạo, thị trường văn hóa sáng tạo. Theo tôi cần có tư duy lồng ghép KTST trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, chính sách xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tạo cơ chế hỗ trợ (thuế, tài chính, mặt bằng, kết nối, liên kết ngành...) cho phát triển KTST. Thúc đẩy chuyển đổi số để hỗ trợ hiệu quả hơn cho kinh tế có sức tăng trưởng mạnh mẽ này.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái
15:26 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"
15:14 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan