Kết nối cung-cầu tạo sức bật phát triển kinh tế
Người tiêu dùng không những đang tìm kiếm “những sản phẩm tốt” mà còn nhiều lợi ích về tài chính cũng như công dụng. Ảnh: T.D |
Kết nối cung cầu giúp khuyến khích đổi mới
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Kết nối cung - cầu tín dụng trợ lực cho doanh nghiệp Một trong những giải pháp hiệu quả kết nối cung - cầu tín dụng là đẩy mạnh kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là cộng sinh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng là gỡ khó cho ngân hàng. Trong thời gian qua, không chỉ doanh nghiệp tìm đến ngân hàng mà các ngân hàng đã chủ động tìm kiếm và kết nối với doanh nghiệp để nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có chính sách tín dụng phù hợp. Về phía các ngân hàng thương mại cũng đã đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, chẳng hạn như tích cực tham gia Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô khoảng 15.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của chính ngân hàng cho vay, thời gian triển khai đến hết 30/6/2024. Đến nay đã có 13 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia chương trình và đã thực hiện cho vay với doanh số giải ngân đạt trên 5.500 tỷ đồng. Tuy nhiên cho dù ngành ngân hàng có cố gắng đến đâu cũng chỉ đáp ứng được phần nào vốn cho nền kinh tế vì đặc tính vốn có của ngành ngân hàng là cho vay bổ sung vốn, do vậy để tạo sự đồng bộ, kết nối giữa cung và cầu nhằm tạo động lực phục hồi tăng trưởng kinh tế cần có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. TS. Vũ Văn Hoản, Trưởng phòng Kế toán - Tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia: Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp trong thúc đẩy kết nối cung cầu Trong quá trình thực hiện các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đã đem lại các hiệu quả thiết thực, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển. Các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế có tác động rõ nét, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh. Sản xuất công nghiệp được duy trì đà tăng trưởng. Tính chung 10 tháng năm 2023, IIP ước tính tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%). Cùng với tăng trưởng sản xuất, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động gia tăng đáng kể. Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển cần rà soát, sửa đổi bổ sung quy trình, thủ tục để đơn giản hóa tối đa thủ tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ, tiếp tục rà soát các chính sách tài chính để có chính sách hỗ trợ phù hợp giúp doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu giảm chi phí. Theo đó, cần chủ động đánh giá việc thực hiện các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp (chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất) đã được ban hành tạo cơ sở cho việc khuyến nghị việc áp dụng các công cụ hỗ trợ phù hợp với tình hình trong nước và thế giới có những biến động trong thời gian tới; đồng thời tạo điều kiện và ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu về thuế. P.V (ghi) |
Ông Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho biết, trong giai đoạn vừa qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta có mức tăng trưởng cao. Năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8%, 6 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng có mức tăng ấn tượng, đạt ở mức 2 con số ( gần 11% so với cùng kỳ năm trước). Mức tăng trưởng cho thấy thị trường nội địa đã và đang phát triển tốt và trở thành bệ đỡ cho sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nền kinh tế.
Ông Vũ Quang Hùng cho biết thêm, trong tình hình thế giới đang đối mặt với nhiều biến đổi và thách thức, việc đẩy mạnh kết nối cung cầu không chỉ là cách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn là một hướng đi cần thiết để xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đảm bảo sự thịnh vượng bền vững cho tương lai. Sự kết nối cung cầu giúp tối ưu hóa tài nguyên, khuyến khích sự đổi mới và phát triển sản phẩm, cũng như tạo cơ hội hợp tác và tăng cường cạnh tranh.
Theo bà Đặng Thuý Hà, Giám đốc Nielsen miền Bắc, khảo sát người tiêu dùng của BASES mới đây ở 14 thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam cho thấy người tiêu dùng không những đang tìm kiếm “những sản phẩm tốt” mà còn nhiều lợi ích về tài chính cũng như công dụng. Ví dụ các sản phẩm mỹ phẩm phải có hoạt chất chống lão hoá (retinol, AHA/BHA, HA…); sản phẩm chăm sóc em bé họ yêu cầu an toàn sử dụng và nguyên liệu tự nhiên; các sản phẩm thực phẩm đóng gói phải có giá cả hợp lý, nguyên liệu chất lượng, tốt cho sức khoẻ; sản phẩm bánh kẹo, bia rượu phải ít calo…
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có khoảng 40% người tiêu dùng Việt Nam cẩn trọng trong chi tiêu cho nên giá cả là sự quan tâm đầu tiên, sau tới sản phẩm phải thân thiện với môi trường. Do vậy, giá cả - giá trị đặt ra nhiều bài toán hơn cho doanh nghiệp. Đó là lý do thực trạng tại nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh hiện nay lượng hàng tồn kho lớn vì sản phẩm không được tiêu thụ như kỳ vọng, sản phẩm chỉ bán được ở một số khu vực. “Người tiêu dùng luôn đòi hỏi những sản phẩm mới, trải nghiệm mới. Đặc biệt họ quan tâm đến sức khỏe”, bà Hà cho hay.
Do đó, bà Đặng Thúy Hà cho rằng, các doanh nghiệp cần tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Sản phẩm nào cần phát triển theo xu hướng tiêu dùng? Đâu là cơ hội để tăng trưởng doanh thu cho sản phẩm của doanh nghiệp? Cách tìm đối tác trong nước và nước ngoài? Các kênh kết nối? Cách tiếp cận và bán hàng hiệu quả? Về đề thương hiệu, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi có cần chiến lược khác biệt hóa thương hiệu? Xây dựng câu chuyện thương hiệu như thế nào?
Sử dụng thương mại điện tử làm đòn bẩy
Cũng theo bà Đặng Thúy Hà, kết nối giao thương rất cần sự chung tay của các ban ngành, doanh nghiệp cùng ngồi lại bàn bạc, kết nối trong nước và thị trường nước ngoài theo kênh nào thì phù hợp với từng ngành hàng, doanh nghiệp. Đây không phải là lúc nói về số lượng mà cần phải đi sâu vào chất lượng. Đặc biệt, doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội từ thương mại điện tử, bởi đây là xu hướng đang phát triển rất nhanh, người tiêu dùng đang và sẽ dịch chuyển sang tiêu dùng trực tuyến, chi tiêu lớn trên kênh này sẽ tạo ra cơ hội cho các nhà bán hàng.
Nêu ví dụ cụ thể, bà Hà cho biết, vừa qua những Chợ phiên OCOP trên Tiktok đã quảng bá, giới thiệu nông đặc sản, sản phẩm OCOP tiêu biểu của các địa phương trên nền tảng số. Phiên livestream được tổ chức định kỳ vào thứ Bảy hàng tuần. Đây là tiền đề mở đường cho mô hình kinh tế mới tại nông thôn, mang nông sản Việt, sản phẩm OCOP chất lượng đến gần hơn với người tiêu dùng. Đồng thời, hình thành thói quen mua sản phẩm OCOP chất lượng cao cho người tiêu dùng trên Tiktok. Việc giới thiệu, quảng bá nông sản, đặc sản vùng miền trên nền tảng số, hỗ trợ và giải quyết bài toán thương mại điện tử cho nông sản.
Tuy vậy, theo ông Đoàn Mạnh Trường, Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), bên cạnh những kết quả đạt được, việc kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối cũng còn những khó khăn. Việc đưa sản phẩm vào các nhà phân phối lớn như các siêu thị còn gặp phải trở ngại nhất định, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Một số doanh nghiệp chưa chủ động trong việc tìm hiểu, kết nối với các nhà sản xuất, phân phối tham gia hội nghị; chưa chủ động tìm hiểu, nghiên cứu đối tác, thị trường của địa phương tổ chức hội nghị để hợp tác hoặc đặt vấn đề hợp tác.
Đặc biệt, hệ thống phân phối hàng hoá, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu chưa được quan tâm phát triển đồng bộ; các chợ đa số là chợ tạm, chợ đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xây mới, số chợ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý còn thấp, nhất là các chợ ở nông thôn, miền núi, vùng cao. Thiếu các mô hình kinh doanh thương mại tiên tiến ở trung tâm tỉnh và các trung tâm huyện, thị xã.
Đáng chú ý, tình trạng hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng kém chất lượng còn trà trộn trên thị trường. Công tác quản lý việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết chủ yếu thực hiện tại các siêu thị, còn các chợ tình trạng niêm yết giá nhưng bán không theo giá niêm yết vẫn còn phổ biến. “Người tiêu dùng ảnh hưởng rất nhiều từ quảng cáo qua nền tảng điện tử, điện tử xuyên biên giới gây nhiễu loạn để doanh nghiệp, người tiêu dùng truy cập dễ nhầm lẫn về chất lượng, thương hiệu sản phẩm làm mất niềm tin, nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng”, ông Đoàn Mạnh Trường thông tin.
Hiến kế đẩy mạnh kết nối cung cầu trong thời gian tới, Trưởng phòng nghiên cứu dự báo thị trường (Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương) Vương Quang Lượng cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất cần chủ động tập trung sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, lĩnh vực mà đơn vị có lợi thế. Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực qua đó bổ sung nguồn lực. Ngoài ra, cần đổi mới, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tìm hiểu chọn kênh phân phối phù hợp theo năng lực đáp ứng.
Để đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa và phát triển thị trường, phát huy các thế mạnh địa phương, ông Đoàn Mạnh Trường cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc xây dựng nhãn hiệu, bao bì, phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết hợp với xu thế phát triển của thương mại điện tử.
Ở góc độ doanh nghiệp, theo ông Đoàn Mạnh Trường, cũng cần tập trung sản xuất và kinh doanh đối với những sản phẩm, lĩnh vực mà doanh nghiệp có lợi thế. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt, doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất để tạo nguồn hàng ổn định và kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào…
Tin liên quan
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics