Kỳ vọng về “cú hích" mới cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu
Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh thế giới vẫn chưa tìm ra lời giải hữu hiệu đối với "bài toán" chống biến đổi khí hậu, trong khi các Hội nghị của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP) vẫn đang lâm vào bế tắc sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị kéo dài 3 ngày này, các đại biểu tập trung thảo luận tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng, đồng thời công bố một loạt sáng kiến hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nền kinh tế sử dụng năng lượng sạch. Theo đó, hàng chục thành phố, tỉnh và bang cùng các cơ quan đa quốc gia sẽ cam kết sử dụng năng lượng sạch chủ yếu là năng lượng Mặt Trời và gió trong vòng vài thập kỷ.
Cũng tại hội nghị, các thành phố lớn đã công bố lượng khí phát thải gây hiệu ứng có xu hướng giảm dần trong khi gần 1.000 nhà đầu tư có tài sản hàng nghìn tỷ USD quay lưng lại với nhiên liệu hóa thạch. Các quỹ hưu trí ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng dự kiến thông báo chuyển đổi đầu tư từ năng lượng nâu sang năng lượng xanh, 34 thống đốc đến từ 9 nước nhiệt đới tuyên bố ủng hộ các nỗ lực của địa phương nhằm duy trì bền vững các rừng nhiệt đới và giàu carbon. 9 tổ chức thiện nguyện trong đó có Quỹ Ford và Rockefeller đã chi gần 500 triệu USD cho mục đích này.
Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá những nỗ lực trên chưa đủ để cứu vãn những cam kết của Mỹ theo Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu nhằm giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Một báo cáo được công bố tại Hội nghị, do cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg tài trợ, cho thấy Mỹ có thể sẽ chỉ thực hiện được 2/3 mục tiêu giảm thải khí nhà kính đặt ra trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu năm 2015, theo đó, mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ sẽ chỉ giảm 17% so với năm 2005, thấp hơn nhiều so với mục tiêu cắt giảm 26-28% mà nước này đã cam kết theo Hiệp định Paris.
Trên thực tế, khi lên nắm quyền năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris, bất chấp sự lên án của quốc tế. Ông thậm chí còn hủy bỏ hai trụ cột trong kế hoạch khí hậu của người tiền nhiệm, liên quan đến các nhà máy nhiệt điện (sử dụng than đá) và các tiêu chuẩn chống ô nhiễm đối với xe ô tô. Các quyết định này đã khiến nhiều thống đốc bang, thị trưởng Dân chủ và các chủ doanh nghiệp rất phẫn nộ. Đáp lại, họ cam kết sẽ hành động hết sức mình để đạt các mục tiêu ban đầu của Hiệp định. Thậm chí, nhằm thể hiện quyết tâm và đi đầu xu thế, Thống đốc bang California Jerry Brown ngày 10/9 đã ký văn bản cam kết đến năm 2045, bang California sẽ loại trừ khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính khỏi lưới điện của bang này. Dẫu vậy, như nhận định của Giám đốc Viện Rocky Mountain, Paul Bodnar: “Rất khó đạt được mục tiêu của Tổng thống Barack Obama".
Đó là chưa kể thực tế biến đổi khí hậu đang diễn biến với tốc độ nhanh hơn khả năng con người có thể đối phó. Sau 3 năm lượng khí thải carbon dioxide (CO2) duy trì ổn định, làm dấy lên hy vọng mức khí thải này đã đạt đỉnh, đến năm 2017 lượng khí CO2 đã tăng lên các mức kỷ lục. Chính vì vậy, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã cảnh báo nếu đến năm 2020 thế giới không đảo ngược được tình trạng biến đổi khí hậu, loài người và toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên sẽ phải gánh những hậu quả thảm khốc. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo, chính khách, doanh nhân, nhà khoa học và toàn thể người dân trên thế giới cần phá vỡ bế tắc hiện nay trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến lâu dài đòi hỏi nỗ lực bền bỉ của tất cả các bên. Việc tổ chức các hội nghị biến đổi khí hậu bên cạnh khuôn khổ COP của LHQ như Hội nghị hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu chắc chắn sẽ tạo nền tảng để các nước tiếp tục đưa ra những hành động nhằm cứu lấy Hành tinh Xanh.
Tin liên quan
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics