Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ mới
Mây đen vẫn bao phủ lên triển vọng kinh tế toàn cầu | |
Nguy cơ suy thoái đeo bám nền kinh tế thế giới |
Vai trò chủ đạo ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến cả phe Cộng hoà và Dân chủ ở Mỹ ủng hộ Chính phủ trong nỗ lực hỗ trợ các ngành công nghiệp chiến lược là thiết bị bán dẫn. Việc Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất đa phần lượng cung thiết bị bán dẫn tiên tiến đã trở thành một mối đe doạ an ninh khó kiểm soát đối với nhiều nước. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã thăm Đài Loan với chủ đề chính là tăng trưởng kinh tế và thương mại, trong đó nổi bật nhất là vấn đề thiết bị bán dẫn.
Tại Đài Bắc, bà Pelosi đã gặp ông Mark Liu, Chủ tịch công ty sản xuất bán dẫn của Đài Loan (TSMC). TSMC là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và đang xây dựng một nhà máy tại bang Arizona (Mỹ). Hai bên đã thảo luận về đạo luật CHIPS và Khoa học, văn kiện quy định các hình thức hỗ trợ cho các công ty mở nhà máy sản xuất chip tại Mỹ. Thực vậy, các nhà lập pháp Mỹ đã sử dụng một kế hoạch tự vệ bằng Intel nhằm tăng năng lực sản xuất chip của mình bằng cách tận dụng việc một nhà máy bị bỏ rơi ở Thành Đô (Trung Quốc) làm lập luận để thông qua đạo luật CHIPS và Khoa học. Với 52 tỷ USD trợ cấp và tín dụng thuế dành cho các công ty sản xuất chip toàn cầu lập mới hoặc mở rộng hoạt động sản xuất tại Mỹ, đạo luật này sẽ trao một quyền lực lớn cho Bộ Thương mại liên quan đến lĩnh vực tư nhân.
Trung Quốc phản ứng mạnh với chuyến thăm của bà Pelosi. Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố các biện pháp thương mại sau khi cảnh báo về "hậu quả nghiêm trọng". Thông cáo của Bộ trên nêu rõ quyết định ngừng bán cát và nhập khẩu trái cây có múi của Đài Loan và một số loại cá. Trong khi đó, cơ quan Hải quan Trung Quốc đã mở rộng danh sách đen thương mại, bổ sung 3.000 sản phẩm thực phẩm và hơn 100 nhà sản xuất thực phẩm của Đài Loan, cấm nhập vào thị trường Đại lục.
Tuy nhiên, tác động lớn hơn có thể ảnh hưởng tới tận nước Mỹ. Hãng tin Bloomberg cho biết công ty sản xuất pin cho xe ô tô điện CATL của Trung Quốc, lớn nhất thế giới, đã hoãn lại quyết định liên quan đến một nhà máy ở Bắc Mỹ vì “những căng thẳng” liên quan đến chuyến thăm.
Hiện tại, các thị trường tài chính phản ứng tương đối yên tĩnh sau chuyến thăm của bà Pelosi và các cuộc diễn tập quân sự mà Bắc Kinh đã chuẩn bị để phản ứng. Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc chỉ dừng lại ở việc phô trương sức mạnh quân sự, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ dùng đến các vũ khí tài chính và kinh tế. Trong số này, Trung Quốc có thể gây khó cho các công ty Mỹ trong việc tiếp cận thị trường của mình. Chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ không vội vàng cho phép Mỹ nối lại hoạt động bán các loại máy bay Boeing 737 Max. Điều này sẽ làm gia tăng sự chia cách giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, xu hướng mà ông Donald Trump đã khởi đầu khi làm chủ Nhà Trắng và được tiếp tục dưới thời Tổng thống Joe Biden. Cũng không loại trừ nguy cơ Trung Quốc có thể đi xa hơn và khai thác sự phụ thuộc của Đài Loan vào nhiên liệu nhập khẩu bằng cách áp đặt một lệnh phong toả trên hòn đảo này. Chuyên gia phân tích châu Á của Capital Economics, ông Mark Williams nhận định điều này có thể sẽ gây khó khăn cho ngành công nghiệp của Đài Loan và gây “sự gián đoạn lớn trong nền kinh tế toàn cầu”. Bởi các nhà sản xuất trên hòn đảo này tạo ra một nửa lượng thiết bị bán dẫn toàn cầu được dùng trong rất nhiều sản phẩm, từ điện thoại di động đến xe ô tô, trong khi mặt hàng này vốn đang khan hiếm sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19. Hạn chế xuất khẩu chip điện tử sẽ dẫn tới tình trạng “thắt nút cổ chai” của chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao và tăng trưởng giảm. Hậu quả cũng có thể sẽ là buộc Mỹ không chỉ áp đặt các trừng phạt kinh tế mà cả đóng băng tài sản hoặc thậm chí can thiệp quân sự.
Các thị trường tài chính có thể chưa đánh giá hết các nguy cơ liên quan đến Đài Loan. Lòng tin kinh doanh sẽ sớm bị tác động. Các nguy cơ hạn chế thương mại để trả đũa lẫn nhau đang ngày một cao. Và các quốc gia sẽ ngày càng buộc phải chuyển thành tự cung tự cấp nhằm giảm sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tin liên quan
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nguy cơ thuế quan của Mỹ “phủ bóng” lên tương lai ngành ôtô châu Âu
09:15 | 30/12/2024 Xe - Công nghệ
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố “phủ bóng” lên triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc
09:45 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
Hải quan quản lý hàng đầu tư chủ động giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp FDI
Công đoàn Tổng cục Hải quan thường xuyên chăm lo đời sống của công đoàn viên
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics