Khu vực ngân hàng đang xuất hiện một số rủi ro
Rủi ro ngắn hạn trên thị trường đã có chiều hướng giảm dần | |
Tìm kiếm giải pháp giảm thiểu rủi ro ở các nước đang phát triển | |
Thúc đẩy thanh toán số: Vấn đề ở chính sách giá và quản trị rủi ro |
GS.TS. Phạm Hồng Chương |
Hệ thống ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn của nền kinh tế. Nhưng theo ông, đâu là những rủi ro bất ổn của khu vực này trong bối cảnh hiện nay?
Trước tiên, cũng phải nhìn nhận, khu vực ngân hàng đã có những kết quả tốt như giữ được sự phát triển ổn định, tổng tài sản tăng gấp đôi sau 5 năm. Ngoài ra, hầu hết ngân hàng đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực vốn Basel II và đã đạt được mức an toàn vốn (CAR) chuẩn tối thiểu; các ngân hàng cũng đã gia tăng trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ bao phủ nợ xấu; thanh khoản dồi dào, thu nhập và lợi nhuận ở mức cao giúp hiệu quả chi phí so với thu nhập (CIR) của ngân hàng được cải thiện.
Tuy nhiên, theo phân tích tại ấn phẩm “Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên - Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19” của trường đại học Kinh tế quốc dân, khu vực ngân hàng đang xuất hiện một số rủi ro, bất ổn.
Thứ nhất, mức độ an toàn vốn đang bị đe dọa bởi sự suy giảm chất lượng tài sản và danh mục tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro từ năm 2020. Thứ hai, nợ xấu có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19. Nợ xấu nội bảng năm 2021 ở mức 1,9%, tăng 0,21% so với 2020; nợ xấu nội bảng và nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý là 3,79%, nếu tính cả nợ tiềm ẩn đã được cơ cấu theo Thông tư 01, 03 và 14 là khoảng 8,2%.
Thứ ba, dòng vốn tín dụng chưa đi vào khu vực sản xuất và đổ vào thị trường tài sản, tín dụng bán lẻ và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng nhanh chóng. Tỷ lệ tín dụng bán lẻ chiếm 42% tổng dư nợ, tập trung vào cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô. Sự nóng lên của các thị trường tài sản như bất động sản, chứng khoán là một phần lý do thúc đẩy tín dụng bán lẻ tăng cao.
Đặc biệt, các ngân hàng thương mại đã tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp khá lớn, với mức nắm giữ trực tiếp 27,3% tổng trái phiếu và mua qua các công ty chứng khoán thành viên. Các trái phiếu này tiềm ẩn rủi ro cao do chủ yếu là của các doanh nghiệp bất động sản, với tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản sẽ hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, cổ phần của chính doanh nghiệp phát hành. Tỷ trọng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo tương đối cao, trong đó có nhiều doanh nghiệp không niêm yết.
Thứ tư, các khoản phải thu, lãi dự thu của các ngân hàng ở mức cao khiến lợi nhuận ngân hàng cao nhưng chưa thực chất.
Ông cho biết nguyên nhân dẫn tới những vấn đề trên?
Vấn đề nợ xấu gia tăng, chính sách cơ cấu, giãn hoãn nợ đến hạn hiện nay là giải pháp tình thế, cần thiết trong ngắn hạn nhằm mục tiêu chính là hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn trong đại dịch. Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã biến các khoản cho vay ngắn hạn thành trung dài hạn cũng như tạm thời không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng, sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trong trung hạn như gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản.
Ngoài ra, nhiều nguyên nhân khác còn có thể kể đến như: khung pháp lý vẫn còn một số bất cập, đặc biệt là các quy định về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, các quy định về an toàn an ninh mạng... Cùng với đó, vẫn còn tình trạng một số ngân hàng chưa áp dụng được theo tiêu chuẩn Basel II, công tác quản trị rủi ro chưa chuyên nghiệp; chiến lược chuyển đổi số chưa được thực hiện mạnh mẽ, vẫn còn yếu tố “ỳ” ở một số ngân hàng sở hữu nhà nước và ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ…
Khuyến nghị của ông để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hiện nay?
Chất lượng tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 được dự báo ở mức cao hơn nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Không những thế, tỷ lệ cung tiền M2/GDP và tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức rất cao so với các nước trong khu vực, trong khi tăng trưởng kinh tế đang dưới sâu so với mức sản lượng tiềm năng, làm gia tăng rủi ro lạm phát. Vì thế, cần phát triển thị trường ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản trị và hoạt động của các tổ chức tín dụng như Basel III, IFRS 9.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tiếp tục yêu cầu hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay sâu và đại trà bằng thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi có chọn lọc với 2 điểm khác biệt: có sự tham gia của ngân sách nhà nước và tập trung vào các ngành kinh tế có tính lan tỏa cao. NHNN cũng cần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, tăng cường xử lý nợ xấu, tiếp tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần tăng cường đảm bảo ổn định và tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ phát triển vốn, trong đó cần đảm bảo thị trường chứng khoán là kênh cung ứng vốn trung dài hạn quan trọng của nền kinh tế, giảm gánh nặng cho khu vực ngân hàng; phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo hướng minh bạch gắn với xếp hạng tín nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của MSB đạt 72% kế hoạch năm
10:50 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
23:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Giá vàng tăng mạnh làm giảm nhu cầu vàng tại Việt Nam
15:57 | 31/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
15:37 | 31/10/2024 Kinh tế
Bàn giải pháp bứt phá phát triển ngành Logistics
13:49 | 31/10/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Lực cản nào hạn chế thị phần hàng Việt tại Anh?
22:32 | 30/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Lan tỏa xu hướng sản xuất, tiêu dùng xanh
19:49 | 30/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK