Tìm kiếm giải pháp giảm thiểu rủi ro ở các nước đang phát triển
Xung đột ở Ukraine kéo theo nguy cơ mất an ninh lương thực. |
Trong bối cảnh hàng triệu người đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra khủng hoảng và để ngăn chặn những rủi ro đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã tiến hành cuộc họp vào tháng 4/2022 nhằm đưa ra những giải pháp đối với các vấn đề này.
Theo chuyên gia về các vấn đề chính trị Ngaire Woods, Đại học Oxford, nhiều vấn đề cần được giải quyết để vượt qua cuộc khủng hoảng này. Trước hết, bắt đầu từ tình trạng giá lương thực đang tăng cao do xung đột Nga-Ukraine khiến nạn đói tiếp tục lan rộng trên thế giới, như Afghanistan, CHDC Congo, Ethiopia, Nigeria, Pakistan, Sudan, Nam Sudan, Syria, Venezuela và Yemen... Chính phủ các quốc gia đang nỗ lực thực hiện các biện pháp ngăn chặn tác động từ cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn như Ai Cập, quốc gia nhập khẩu khoảng 80% lúa mỳ từ Nga và Ukraine, gần đây đã đưa ra mức giá trần để kiểm soát giá bánh mỳ tăng cao, chính phủ cũng đã trợ cấp bánh mỳ cho phần lớn dân số. Chính phủ Ai Cập cũng công bố gói viện trợ kinh tế tổng giá trị 130 triệu bảng Ai Cập (7 triệu USD) nhằm hỗ trợ người dân trước tình trạng tăng giá lương thực, thực phẩm. Các biện pháp này cũng được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của IMF và Saudi Arabia. Tuy nhiên, không nhiều quốc gia nhận được những sự hỗ trợ cần thiết như Ai Cập hiện nay.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng cũng đang gia tăng khi nhiều quốc gia thu nhập thấp bị tác động của dịch của Covid-19, ảnh hưởng bởi giá thực phẩm và nhiên liệu cao hơn, doanh thu du lịch thấp hơn, giảm khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế, thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng, lượng kiều hối sụt giảm và dòng người tị nạn tăng vọt. Nợ của các nước đang phát triển đã tăng lên mức cao nhất trong 50 năm, khoảng 250% thu nhập của chính phủ. Khoảng 60% quốc gia đủ điều kiện thực hiện Sáng kiến Hoãn Thanh toán Nợ (DSSI) của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Trong các cuộc khủng hoảng nợ trước đây, các nước giàu dùng IMF và WB để đẩy gánh nặng điều chỉnh lên các nền kinh tế đang phát triển, cho rằng các quốc gia đang phát triển phải tiến hành cải cách trước khi nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nỗ lực giải quyết vấn đề phải là nguồn lực toàn cầu. IMF và các nước thành viên WB phải tập hợp nguồn lực để hỗ trợ giải quyết vấn đề.
Theo ông Woods, các nước phát triển có thể ngăn chặn nạn đói bằng cách phối hợp hành động để làm hạ nhiệt thị trường lúa mỳ toàn cầu và các thị trường ngũ cốc khác, thực hiện các biện pháp giữ cho xuất khẩu lưu thông. Các nước phát triển có thể xây dựng sáng kiến nợ G20 bằng cách tạo ra cơ chế tái cơ cấu nợ với sự tham gia của các quốc gia phát triển.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh nghiệp đối mặt với rủi ro kép khi chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
19:31 | 16/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát rủi ro về thuế trong kinh doanh thương mại điện tử
15:09 | 02/08/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics