Khơi thông thanh khoản cho thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã tổ chức diễn đàn “Nâng cao tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán” vào cuối tuần qua nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề thanh khoản hiện nay.
Nhiều rào cản “ghìm” thanh khoản
Theo bà Nguyễn Thị Việt Hà, Giám đốc Phòng Nghiên cứu Phát triển, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, trong năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam là 1 trong 10 thị trường tăng trưởng tốt nhất toàn cầu. Tuy nhiên, quy mô thị trường vẫn còn ở mức nhỏ khi giá trị vốn hóa và giá trị giao dịch hiện thấp nhất trong khu vực. Điều này khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên kém hấp dẫn. Trong 5 tháng đầu năm 2014, tại HOSE chỉ có 3 cổ phiếu được niêm yết mới, nhưng lại có tới 4 mã rời sàn. Bà Hà cũng chỉ ra những yếu tố tác động đến thanh khoản của thị trường, đó là hàng hóa, nhà đầu tư, các định chế trung gian (công ty chứng khoán thành viên) và quy định về giao dịch.
Thanh khoản là thước đo niềm tin của nhà đầu tư đối với DN. Nhà đầu tư có tin tưởng thì mới mua cổ phiếu, do đó sự công khai, minh bạch từ DN cũng tác động rất lớn đến thanh khoản. |
Trong khi đó, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lại chỉ ra rằng, phần lớn DN niêm yết tại Việt Nam, đặc biệt là những DN niêm yết trong vòng 3 năm trở lại đây là các DN nhà nước IPO. Những DN này có vốn hóa thị trường lớn, nhưng tỷ lệ cổ phiếu được tự do giao dịch (tỷ lệ free-float) lại rất thấp, chỉ đạt khoảng 10 - 30%. Phần lớn DN niêm yết có tới 70 - 80% được nắm giữ bởi cơ quan quản lý vốn của Nhà nước, hoặc tập đoàn, cơ quan chủ quản của ngành đó. Điều này gây hạn chế độ sâu của thị trường, khiến thanh khoản của thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bàn về tầm quan trọng của thanh khoản thị trường chứng khoán, ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho biết, thanh khoản thị trường ảnh hưởng đến giá trị giao dịch, qua đó ảnh hưởng đến doanh thu phí môi giới và lợi nhuận của công ty chứng khoán. Trong năm 2013, giá trị giao dịch đạt bình quân 1.500 tỷ đồng/ngày. Đến khoảng tháng 4-2014, giá trị giao dịch tăng mạnh lên mức 3.500 - 4.500 tỷ đồng/ngày. Đây cũng là thời điểm HSC tổ chức Đại đội đồng cổ đông thường niên, trước áp lực của cổ đông, HSC đã tăng chỉ tiêu kinh doanh năm 2014. Tuy nhiên, những ngày gần đây, thanh khoản lại bất ngờ sụt giảm rất mạnh, chỉ còn khoảng 1.000 tỷ đồng/ngày. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, chắc chắn HSC sẽ khó đạt được chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra.
Giải pháp tăng thanh khoản cho thị trường
Theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc Công ty CP Cơ điện lạnh (REE), việc có thể làm được ngay trong thời gian chờ cổ phần hóa các tổng công ty, tập đoàn nhà nước là nên bán bớt cổ phần đang nắm giữ tại các DN đã cổ phần hóa bởi với tỉ lệ nắm giữ đến 80% - 90% tại các công ty lớn đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc biểu quyết. Cùng quan điểm như bà Thanh, ông Nguyễn Sơn cho rằng việc nhà nước thoái vốn ra khỏi những ngành, những lĩnh vực đã thực hiện IPO sẽ làm tăng tỷ lệ free-float, qua đó giúp tăng thanh khoản cho thị trường.
Ông Sơn dẫn chứng tại Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM), Nhà nước nắm 46% vốn, các nhà đầu tư nước ngoài nắm 49%, còn lãnh đạo, cán bộ, nhân viên cùng các nhà đầu tư khác chỉ nắm có 5%, vì thế muốn tăng thanh khoản của cổ phiếu VNM trên thị trường không hề dễ. Do đó, Chính phủ phải nhất quán quan điểm về thoái vốn và cổ phần hóa. Nhà nước chỉ nên nắm giữ cổ phần những ngành trọng điểm, đặc biệt là những ngành mà tư nhân không đầu tư hoặc không đủ khả năng đầu tư và nên thoái vốn ở các công ty tốt.
Nhiều ý kiến tại diễn đàn cũng cho rằng, thanh khoản là thước đo niềm tin của nhà đầu tư đối với DN. Nhà đầu tư có tin tưởng thì mới mua cổ phiếu, do đó sự công khai, minh bạch từ DN cũng tác động rất lớn đến thanh khoản. Về vấn đề này, ông Lê Quốc Bình,Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (CII) chia sẻ, trong nhiều trường hợp, tại một thời điểm nào đó, DN quyết định tham gia vào một dự án, nhưng có thể sau đó vì một số lý do, DN đó thay đổi quyết định. Vì vậy, những thông tin về thay đổi quyết định kinh doanh hay những vấn đề về quản trị cần được công bố đến nhà đầu tư càng sớm càng tốt.
Bà Nguyễn Thị Việt Hà cho biết, HOSE đang xây dựng đề án triển khai thị trường chứng khoán phái sinh và triển khai sản phẩm mới như Covered Warrants, NVDR… Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng các nhà quản lý cần nhanh chóng đưa các sản phẩm mới vào giao dịch để nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn, qua đó giúp tăng thanh khoản cho thị trường. Theo bà Hà, dự kiến, cuối quý 2-2014 những sản phẩm ETF nội địa đầu tiên sẽ được IPO cho các nhà đầu tư và cuối quý 3-2014 những sản phẩm này sẽ chính thức được niêm yết và giao dịch trên HOSE.
Ông Nguyễn Sơn cũng cho biết, hiện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn đang tiếp tục triển khai tái cấu trúc thị trường chứng khoán dựa trên 5 trụ cột: Tái cấu trúc hàng hóa, tái cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và tái cấu trúc mô hình phát triển thị trường. Bên cạnh đó, ông Sơn chia sẻ, việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài hiện đã hoàn tất về thủ tục và đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK