Hàng giả “cộng sinh” trên môi trường thương mại điện tử
Thu thuế thương mại điện tử tăng 30% mỗi năm | |
Xử phạt nghiêm việc gian lận thuế thương mại điện tử | |
Khẩn trương hoàn thiện Nghị định về quản lý hàng hóa qua thương mại điện tử |
Lực lượng Quản lý thị trường khám xét kho chứa hàng giả tại Thanh Hóa ngày 27/4/2022. Nguồn: Tổng cục Quản lý thị trường |
Hành vi mới, thủ đoạn tinh vi
Hơn 30.000 vụ việc đã được lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý; hơn 17.300 vụ vi phạm; phạt vi phạm hành chính trên 113 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 54 vụ việc. Đây là những con số về các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường 6 tháng đầu năm 2022 được lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc kiểm tra, xử lý. Trong đó, nổi cộm là các vụ buôn lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: trước đây, hàng giả chỉ tập trung ở một số mặt hàng như mỹ phẩm, đồ gia dụng... nhưng hiện nay diễn ra ở rất nhiều mặt hàng, ví dụ như xăng dầu, phân bón... Đáng chú ý, nửa đầu năm nay, tốc độ, quy mô buôn bán hàng giả ngày càng gia tăng, đặc biệt là môi trường để đưa hàng giả vào lưu thông ngày càng dễ dàng, ví dụ như trên các mô hình kinh doanh online, sàn giao dịch thương mại điện tử.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin thêm: thương mại điện tử như “phao cứu sinh” cho các DN tồn tại qua mùa đại dịch Covid-19 vừa qua. Tuy nhiên, khi giá trị giao dịch cũng như số lượng giao dịch gia tăng, phát sinh đi kèm là vấn đề hàng giả, hàng nhái, lừa đảo. Đặc thù của thương mại điện tử là người mua, người bán không gặp nhau nên những hành vi vi phạm trong thương mại điện tử có xu hướng gia tăng, đặc biệt có những hành vi mới, thủ đoạn tinh vi hơn, phức tạp hơn.
“Các đối tượng đăng thông tin hoặc livestream bán hàng ở một nơi nhưng kho ở một nơi, bán hàng qua các trung gian để kiếm lời; chia kho ra ở rất nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, thậm chí hiện nay nhiều đối tượng để hàng hóa ở các khu chung cư. Thời gian tới phải đẩy mạnh tập trung xử lý những vấn đề liên quan đến lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả”, ông Tuấn nói.
Cần sự vào cuộc đồng bộ
Thời gian qua, cơ quan chức năng khi đi kiểm tra, xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái rất khó khăn, đặc biệt trên môi trường thương mại điện tử. Ông Nguyễn Hữu Tuấn phân tích, bản thân nhiều DN chưa thực sự chú trọng bảo vệ thương hiệu của mình. Thậm chí, các DN biết là đối tượng làm giả nhưng không muốn công khai những đặc thù, đặc điểm nhận dạng hàng giả. Các DN cũng chưa áp dụng những công nghệ mới trong việc bảo vệ sản phẩm như ứng dụng về truy xuất nguồn gốc hay tem chống giả....
“Cơ quan chức năng khi cần xử lý, mời các chủ thể lên làm việc công tác phối hợp cũng chưa đầy đủ”, ông Tuấn nói.
Về phía các sàn thương mại điện tử, số lượng nhân sự hạn chế, đồng thời đối tượng lách đăng bán sản phẩm hàng giả, hàng nhái bằng nhiều tên khác nhau hoặc sử dụng các kỹ thuật khác nhau để lách các bộ lọc. Do vậy, các sàn cũng không kiểm soát triệt để được.
“Ngoài ra, công tác tuyên truyền của cơ quan chức năng cũng có thể chưa đầy đủ. Trong công tác thực thi, khi xử lý được vụ việc này, các đối tượng lại tìm cách để lách, tránh những hành vi vi phạm đó. Nhìn chung, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, đặc biệt với đặc thù của môi trường sử dụng công nghệ hết sức khó khăn”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Từ góc độ DN, hiệp hội, ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) thừa nhận, trên thực tế có rất nhiều DN không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, ví dụ như đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). “Đến khi lực lượng chức năng xử lý những trường hợp bị làm giả hàng hóa, ngay chính DN cũng không chứng minh được sản phẩm của mình. Hiệp hội đã từng nhắc nhở các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ, không được sơ suất trong việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Đó là việc DN cần phải làm ngay sau khi sản xuất”, ông Sinh nói.
Đồng quan điểm, theo ông Bùi Kim Hiếu, Trưởng Ban Luật Dân sự, Viện Nghiên cứu Pháp luật Bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng: trong "trận chiến" chống hàng giả, hàng nhái, trách nhiệm của DN cần được thể hiện rõ. DN phải xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hoặc đối với kiểu dáng thông qua đăng ký bảo hộ dưới góc độ của Luật Sở hữu trí tuệ.
“Bản thân các DN cũng phải tự hoàn thiện các chính sách, đặc biệt là những chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phải có những cam kết đối với người tiêu dùng, thực hiện đúng cam kết. Trong xu thế hiện nay, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm cùng loại. Nếu DN thực hiện đúng cam kết, chắc chắn uy tín của DN sẽ tăng lên”, ông Hiếu nói.
Nhấn mạnh vào sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng trong “cuộc chiến” chống hàng giả, hàng nhái, ông Tuấn phân tích: với đặc thù môi trường thương mại điện tử, những vấn đề liên quan đến nội dung, tên miền quản lý… có vai trò của Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công Thương. Các vấn đề về công tác đấu tranh thực thi pháp luật có vai trò của Tổng cục Quản lý thị trường cũng như cơ quan Công an. Đối với việc quản lý hàng hóa tại các cửa khẩu có vai trò của lực lượng Hải quan… “Vì vậy, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại cần sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng. Chỉ khi có sự phối hợp đồng bộ mới giải quyết được triệt để vấn nạn hàng giả, hàng nhái”, ông Tuấn khẳng định.
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành lang pháp luật khá đầy đủ về chống xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử
08:36 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Pháo nổ, pháo hoa đến hẹn lại “nóng”
08:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Triệt phá hơn 67.000 vụ thu hơn 10 tấn ma túy trong gần 3 năm
22:38 | 18/11/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Tạm giữ xe ô tô vận chuyển hơn 1,1 tấn xúc xích không có giấy tờ
18:08 | 18/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics