Góc nhìn mới về chiến lược của Mỹ đối với châu Á
Thượng viện Mỹ gần đạt thỏa thuận về dự luật liên quan người gốc Á | |
Nhật Bản là trung tâm trong chính sách châu Á của Mỹ | |
Tiết lộ chiến lược quân sự mới của Mỹ trên Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc |
Ông Sinodinos là một trong những nhân vật chính trị và ngoại giao giàu kinh nghiệm nhất của Australia, từng đảm nhiệm vị trí bộ trưởng và là Đại sứ tại Mỹ từ đầu năm 2020. Ông Sinodinos cho biết chiến lược rõ ràng của chính quyền Biden ở châu Á là ưu tiên cải thiện và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các đồng minh và đối tác của Mỹ trước khi đàm phán với Trung Quốc.
Về quan hệ Mỹ-Trung, ông Sinodinos cho hay có những lĩnh vực mà Mỹ muốn cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ, và những lĩnh vực khác mà siêu cường này muốn hợp tác với Trung Quốc, như biến đổi khí hậu, không phổ biến vũ khí hạt nhân và khôi phục hậu đại dịch Covid-19. Ông Sinodinos nhận định chính quyền mới ở Mỹ không cố gắng quay trở lại thời kỳ Obama và không tìm cách xóa sạch mọi thứ dưới thời Trump. Ông nói: “Họ đã rút ra những bài học trong vài năm qua về địa chính trị toàn cầu và đã đi đến kết luận rằng, với sự trỗi dậy của Trung Quốc và với cách thức mà Trung Quốc nỗ lực khẳng định sức mạnh ngày càng tăng của mình, các đồng minh và đối tác là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường lực lượng”.
Chính quyền Biden cũng kết luận rằng Mỹ cần phải tái khẳng định sự hiện diện của mình, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và sử dụng điều đó làm cơ sở để phối hợp với các đồng minh và đối tác nhằm đẩy lùi các lĩnh vực tiếp cận quá mức của Trung Quốc và khuyến khích nước này suy nghĩ về cách thích ứng với trật tự dựa trên quy tắc thay vì tạo ra một trật tự của riêng mình.
Theo ông Sinodinos, Trung Quốc ngày nay rất khác so với vài năm trước. Giờ đây, cường quốc châu Á này có ý thức hơn về sức mạnh của mình và đang thực hiện quyền lực đó theo những cách mà vài năm trước mọi người không thể ngờ tới. Ông nhấn mạnh mục tiêu không nên là kiềm chế hoặc bóp nghẹt Trung Quốc mà là thúc đẩy một Trung Quốc mạnh và thịnh vượng, một thành viên hữu ích của trật tự dựa trên luật lệ, trong đó các chuẩn mực và thể chế tạo ra, càng nhiều càng tốt, một sân chơi bình đẳng giữa các nước lớn và nhỏ.
Đại sứ Australia tiết lộ trước khi ông Kurt Campbell trở thành Điều phối viên châu Á của Tổng thống Biden, các đại diện của Australia tại Mỹ đã có một số cuộc hội thảo với ông Campbell và nhóm của ông này để bàn về chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm vai trò của nhóm Bộ Tứ, cách Mỹ tiếp cận ASEAN và cách thức các bên làm việc cùng nhau để đẩy lùi sự ép buộc kinh tế của các quốc gia như Trung Quốc.
Về nhóm Bộ Tứ, ông Sinodinos cho biết Chương trình nghị sự của nhóm hiện có ba phần: ngoại giao vaccine, biến đổi khí hậu và các công nghệ quan trọng và mới nổi. Nhóm Bộ Tứ đặt mục tiêu đảm bảo sản xuất và phân phối vaccine tối đa trong khu vực châu Á như một khuôn mẫu cho quá trình triển khai tiếp theo ở châu Phi và châu Mỹ Latinh, thúc đẩy năng lực sản xuất và phân phối lâu dài với nhận thức rằng đại dịch này chưa kết thúc và thế giới cần chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai.
Các quốc gia thành viên nhóm Bộ Tứ cũng sẽ hợp tác trong vấn đề chống biến đổi khí hậu, phát triển các công nghệ phát thải thấp và các công nghệ quan trọng và mới nổi khác liên quan đến cả kinh tế và an ninh quốc gia, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, siêu âm thanh, mạng và vũ trụ. Các nước này thừa nhận rằng một thách thức trong thời kỳ hậu đại dịch, và là hệ quả của việc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc, là phải xây dựng lại chuỗi cung ứng xung quanh các đối tác đáng tin cậy, đáp ứng các yêu cầu cả về kinh tế và an ninh.
Theo ông Sinodinos, đối với Australia, nhóm Bộ Tứ có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, nhưng nó bổ sung cho cấu trúc khác trong khu vực, bao gồm vai trò trung tâm của ASEAN và APEC trong không gian kinh tế và thương mại. Nhóm Bộ Tứ sẽ không thay thế các cấu trúc hiện nay, cũng sẽ không trở thành một phiên bản châu Á của NATO. Nhóm sẽ không được thể chế hóa hoặc quan liêu hóa với một Ban thư ký riêng.
Liên quan TPP, quan chức ngoại giao hàng đầu Australia bày tỏ từ góc độ chiến lược, Australia cần tiếp tục khuyến khích Mỹ quay trở lại khu vực trong không gian thương mại và kinh tế để giúp thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn. Ông nhấn mạnh đưa Mỹ tham gia TPP để hiệp định này trở thành hiệp định thương mại lớn nhất của khu vực là rất quan trọng. Tham gia TPP sẽ giúp Mỹ tối đa hóa lợi ích của mình và cho phép nước này cũng như các quốc gia có cùng quan điểm như Australia thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn trong khu vực.
Ông Sinodinos tiết lộ trong cuộc tiếp xúc mới đây với lãnh đạo cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ và Tiểu ban châu Á của Ủy ban trong Quốc hội, ông nhận thấy mức độ ủng hộ đáng ngạc nhiên đối với TPP và cảm thấy khá lạc quan về triển vọng tập hợp một liên minh những người sẵn sàng thúc đẩy Mỹ tham gia TPP.
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK