Gỡ nút thắt cho tài chính xanh
Nhiều thách thức phát triển tài chính xanh Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển tài chính xanh Doanh nghiệp Việt khó khăn tiếp cận tài chính xanh |
![]() |
Việc thu hút các nguồn vốn xanh giúp TTC AgriS có thêm nguồn lực cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong ảnh: Vùng nguyên liệu của TTC AgriS tại Tây Ninh. Ảnh: TL |
Nguồn lực xanh hóa cho DN
Là một DN xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế, Công ty TTC AgriS luôn xác định chiến lược kinh doanh “xanh” là kim chỉ nam cho hoạt động của DN ngay từ những ngày đầu hoạt động và được duy trì, đẩy mạnh trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Hiện tại, DN này đã có gần 72.000 ha vùng nguyên liệu xanh, trải dài tại 4 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia và Australia. Công ty cũng đa dạng hóa chuỗi giá trị sản phẩm từ cây trồng nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chế, phụ phẩm trong quá trình sản xuất.
Chia sẻ tại Diễn đàn “TPHCM - Gỡ vướng cho kinh tế xanh” tổ chức tại TPHCM vào cuối tuần qua, bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch TTC AgriS cho biết, với chiến lược xanh, nhiều định chế tài chính đã đầu tư mạnh mẽ vào TTC AgriS với hàng trăm triệu USD. Từ nguồn lực “xanh” đó, bà My khẳng định, nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thực thi các tiêu chuẩn xanh, từ đó đáp ứng điều kiện và thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu khó tính. Hiện TTC AgriS đã đặt ra mục tiêu sẽ đạt Net Zero vào năm 2035.
Để đạt mục tiêu trung hòa carbon và tăng trưởng xanh, phát triển tài chính xanh đang là một trong những ưu tiên của Chính phủ. Điều này được thế hiện qua rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành, tạo khung pháp lý định hướng phát triển tài chính xanh, như Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 01/2022/QĐ-TTg, Quyết định 1009/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ…
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng xanh tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân hơn 22%/năm. Đến 31/3/2024 đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt gần 637.000 nghìn tỷ đồng. Chủ yếu tập trung vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Việt Nam cũng đã phát hành 1,157 tỷ USD trái phiếu xanh giai đoạn 2019 -2023.
Trong các năm gần đây từ giai đoạn 2022-2024, nhiều công ty Việt Nam cũng đã thành công phát hành trái phiếu xanh. Chẳng hạn, năm 2022, Công ty tài chính cổ phần Điện Lực (EVNFinance) đã phát hành 73,7 triệu USD trái phiếu xanh. Năm 2023, BIDV phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh theo nguyên tắc trái phiếu xanh của Hiệp hội thị trường vốn quốc tế (ICMA). Cuối tháng 11/2024, Vietcombank phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường.
Một thống kê của IFC ước tính các cơ hội đầu tư về khí hậu của Việt Nam có thể lên tới 757 tỷ USD vào năm 2030, tập trung vào lĩnh vực: năng lượng, giao thông, xây dựng xanh.
Sớm hoàn thiện khung pháp lý
Dù đã có những kết quả bước đầu tích cực như trên, song bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) cho rằng, tài chính xanh hiện vẫn còn nhiều rào cản. Về cơ chế chính sách, danh mục phân loại xanh chưa được ban hành, tiêu chí phân loại xanh chưa thống nhất. Cơ chế ưu đãi về thuế phí với các sản phẩm tài chính xanh vẫn chưa hoàn thiện. Xét về yếu tố vận hành, còn thiếu hụt nhân sự chuyên trách ESG hay chuyên gia ngành đánh giá và thẩm định dự án xanh. Nhận thức của DN hạn chế, chưa chú trọng phát triển bền vững, chưa chú trọng kiểm kê khí nhà kính và công bố thông tin phát thải minh bạch, chính xác.
Liên quan đến việc chưa có bộ tiêu chuẩn phân loại xanh, Tiến sĩ Bùi Duy Tùng, Đại học RMIT Việt Nam, dẫn chứng báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, hơn 50% các tổ chức tài chính gặp trở ngại trong việc phân định rủi ro và tiềm năng của các dự án xanh, chủ yếu do thiếu hướng dẫn chi tiết.
Theo ông Tùng, tác động của việc thiếu khung pháp lý và tiêu chuẩn phân loại xanh là rất lớn. Đầu tiên, các DN và ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn do không thể xác định chính xác dự án nào thực sự xanh. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp “tẩy xanh”, gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.
Ngoài ra vẫn còn thiếu sự đa dạng trong các sản phẩm tài chính xanh, bao gồm trái phiếu xanh, tín dụng xanh, và các công cụ tài chính bền vững khác. Dư nợ tín dụng xanh chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế giai đoạn 2017-2022. Điều này cho thấy thị trường tài chính xanh của Việt Nam vẫn còn non trẻ và chưa đáp ứng được nhu cầu vốn khổng lồ để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Một số sáng kiến đã được triển khai, như việc TPHCM phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho 34 dự án, nhưng quy mô này vẫn nhỏ so với tổng nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, giao thông bền vững và quản lý chất thải.
“Hiện nhiều tổ chức tài chính ngần ngại tham gia vào thị trường tài chính xanh do thiếu nhân lực và kỹ năng, trong khi các DN lại thiếu động lực để cải thiện năng lực quản lý và tích hợp ESG. Điều này làm chậm tiến độ phát triển tài chính xanh tại Việt Nam và gây ra sự phụ thuộc vào vốn truyền thống, với chi phí cao hơn và ít tính bền vững” - Tiến sĩ Bùi Duy Tùng chia sẻ.
Từ thực tế như trên, để khơi thông nguồn tài chính xanh, bà Hà cho rằng Nhà nước cần sớm hoàn thiện khung chính sách và có chính sách thúc đẩy tài chính bền vững. Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức, khuyến khích DN công bố thông tin và thực hành ESG, chuyển đổi xanh, công bố thông tin bằng tiếng Anh. Chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về nhận thức, đánh giá rủi ro ESG.
Về phía HoSE, bà Hà cho biết sẽ cải tiến quy tắc lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số phát triển bền vững để các tiêu chí đánh giá xanh, bền vững bám sát hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành chỉ số được các quỹ đầu tư lựa chọn khi muốn đầu tư vào các DN xanh. Tăng cường đào tào, nâng cao nhận thức cho DN niêm yết, khuyến khích DN công bố thông tin và thực hành ESG, chuyển đổi xanh, công bố thông tin bằng tiếng Anh.
TS Bùi Duy Tùng cũng cho rằng, cần khẩn trương thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn phân loại xanh lấy kinh nghiệm từ các thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tính minh bạch và khả năng ứng dụng thực tế. Việt Nam cũng cần tăng cường khả năng huy động vốn quốc tế để tài trợ cho các dự án xanh quy mô lớn. Chính phủ cần tập trung xây dựng các dự án mẫu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời sử dụng công nghệ như blockchain để theo dõi và minh bạch hóa dòng vốn.
Liên quan đến khung pháp lý, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các khoản vay xanh, khuyến khích ngân hàng tăng cường cho vay lĩnh vực này. Đồng thời xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các dự án xanh, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như thiết lập một hệ thống giám sát chặt chẽ để đảm bảo các khoản vay xanh được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả.
Tin liên quan

Top 10 công ty uy tín ngành Tài chính năm 2025
19:29 | 26/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá
15:40 | 24/06/2025 Diễn đàn

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cốc Nam
10:23 | 21/06/2025 Hải quan

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng
08:57 | 10/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Người nộp thuế không phải điều chỉnh thông tin khi địa bàn hành chính thay đổi

Bài 1: Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu thuốc lá, trị giá hơn 65 tỷ đồng

Mặt hàng kính ô tô phù hợp phân loại nhóm 87.08

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Lộ trình chuyển đổi toàn diện cho hộ, cá nhân kinh doanh
13:42 | 24/06/2025 Infographics

Người nộp thuế không phải điều chỉnh thông tin khi địa bàn hành chính thay đổi

Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới

Tập trung thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Sẵn sàng hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực IX chỉ chiếm 3,3%

Hải quan sẵn sàng triển khai ngay mô hình tổ chức mới kể từ 1/7

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Viettel khẳng định vị thế dẫn đầu tại giải thưởng công nghệ uy tín thế giới

Doanh nghiệp khu công nghiệp chuyển hướng sang chiến lược linh hoạt

Samsung Solve for Tomorrow 2025 khơi dậy đổi mới sáng tạo trong thế hệ trẻ

Vinh danh gần 200 doanh nghiệp tiêu biểu trong thực hành ESG và đổi mới sáng tạo

Mặt hàng kính ô tô phù hợp phân loại nhóm 87.08

Thuế GTGT hàng nhập trị giá thấp gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh

Hải quan khu vực IV hướng dẫn nội dung mới về thuế Giá trị gia tăng, thuế XNK

Áp dụng thuế GTGT đối với thiết bị điện tử gia dụng và chuyên dùng

Thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đến hết 31/12/2026

Sử dụng tài khoản định danh của tổ chức trong giao dịch thuế điện tử từ 1/7/2025

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản

Phân khúc bán lẻ đang phục hồi tốt hơn kỳ vọng

Tháng cao điểm, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ ngày 01/7/2025
