Doanh nghiệp Việt khó khăn tiếp cận tài chính xanh
Tài chính xanh cho các khu công nghiệp phát triển bền vững Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển tài chính xanh Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh |
Việt Nam hiện có 50 tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng xanh. Ảnh: BIDV |
Tín dụng xanh tăng trưởng
Theo các chuyên gia, tài chính xanh là một công cụ chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cả trên thế giới và tại Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới ước tính, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và chuyển đổi xanh, Việt Nam sẽ cần huy động nguồn lực khổng lồ lên tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022–2040, tương đương khoảng 20 tỷ USD mỗi năm.
Chia sẻ về thị trường tài chính xanh Việt Nam trong khuôn khổ hội thảo “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero tại Việt Nam” diễn ra mới đây tại TPHCM, ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho biết, thị trường tài chính xanh tại Việt đang có sự phát triển tích cực với ba cấu phần chính là tín dụng xanh, trái phiếu xanh và cổ phiếu xanh.
Trong đó, hệ thống ngân hàng và tài chính chính là “huyết mạch” dẫn dòng vốn đến các dự án xanh, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy phát triển bền vững và hiện thực hóa các mục tiêu môi trường toàn cầu.
Trong giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23% mỗi năm.
Chỉ với 5 tổ chức tín dụng tham gia tín dụng xanh vào năm 2017, đến nay Việt Nam đã có 50 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh và dư nợ vào khoảng 650.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, dư nợ tín dụng mà các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng đánh giá về các rủi ro môi trường đã tăng lên khoảng 3,2 triệu tỷ đồng trong tổng số dư nợ của cả hệ thống là 15 triệu tỷ đồng.
Điều này cho thấy sự chuyển đổi nhận thức của các tổ chức tài chính cũng như toàn xã hội. Sự thay đổi trong cách tiêu dùng và sản xuất sau đại dịch Covid-19 cũng góp phần thúc đẩy xu hướng này.
Người dân và doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến các sản phẩm bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, khiến các ngân hàng phải điều chỉnh chiến lược tín dụng để phù hợp với các tiêu chí toàn cầu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng nhận định.
Xa tầm với của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo các chuyên gia, tài chính xanh dù đã được triển khai tại Việt Nam khoảng 10 năm nhưng quy mô còn khiêm tốn.
Thống kê, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít với khoảng 1,16 tỷ USD được phát hành trong giai đoạn 2019-2023.
Bên cạnh đó, hiện chưa có một bộ tiêu chí rõ ràng để định nghĩa và đánh giá các dự án đủ điều kiện nhận vốn xanh.
Điều này khiến các tổ chức tài chính gặp khó khăn trong việc quản lý rủi ro, còn doanh nghiệp lại mơ hồ trong việc thiết kế dự án đáp ứng tiêu chí… dẫn đến việc tiếp cận nguồn vốn xanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Lê Trung Thông, Giám đốc Công ty Lagom Việt Nam cho biết, các ngân hàng thường ưu tiên tín dụng xanh cho các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch… nhờ tiềm năng rõ ràng và khả năng thu hồi vốn cao.
Trong khi đó, các dự án ở các lĩnh vực khác đặc biệt là của doanh nghiệp nhỏ và vừa lại gặp khó khăn, khi chưa thể chứng minh hiệu quả đầu tư trong ngắn hạn.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang vay thương mại hoặc tìm nguồn vốn từ cổ đông cá nhân thay vì tiếp cận tín dụng xanh.
Câu chuyện trên không phải là trường hợp hiếm gặp trong cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đây là nỗi trăn trở của hầu hết các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi xanh, đặc biệt là doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp.
Không ít đơn vị có kế hoạch mở rộng sản xuất, đầu tư dự án xanh, nâng cấp các thiết bị công nghệ để chuyển đổi xanh, nhưng bị “kìm chân” vì khó tiếp cận vốn “xanh”.
Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên cho hay, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp hơn 20 năm, nhưng việc tiếp cận tín dụng xanh trong vài năm trở lại đây đều không thành công.
Hiện doanh nghiệp cần 100 - 200 tỷ đồng để thay đổi máy móc thiết bị, song vì khó tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi, đặc biệt là tín dụng xanh, nên doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư.
Chính vì vậy, để tài chính xanh trở thành động lực hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp trong việc tháo gỡ rào cản.
Chỉ khi những nỗ lực này được đồng bộ, tài chính xanh mới thực sự trở thành động lực phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
Bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, Cushman & Wakefield Việt Nam đề xuất, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc cung cấp các chương trình đào tạo, ưu đãi thuế, hoặc quỹ hỗ trợ riêng biệt để giúp họ tiếp cận tài chính xanh một cách hiệu quả hơn.
Song bên cạnh sự thay đổi của định chế tài chính, doanh nghiệp cần đầu tư vào quản trị tài chính và chuyên môn hóa đội ngũ, để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khi tiếp cận vốn xanh.
Tin liên quan
HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính bền vững
14:43 | 18/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
14:35 | 26/11/2024 Kinh tế
Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển tài chính xanh
09:33 | 11/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
11:12 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB cấp tín dụng đến 85% giá trị xe cho doanh nghiệp mua ô tô từ Kim Long Motor
16:11 | 14/01/2025 Xe - Công nghệ
Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược
15:11 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Quốc tế Long An lần đầu tham dự Hội nghị Portech châu Á
15:04 | 14/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
21:12 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thẻ ghi nợ quốc tế SHB được hưởng nhiều ưu đãi dịp đầu năm mới
18:51 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chăm lo Tết cho người nghèo
14:48 | 10/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
20:47 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
09:45 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics