Giữ việc làm cho người lao động - lực cản từ “sức khỏe” doanh nghiệp
Tác động của cách mạng công nghệ tới việc làm | |
TP.HCM: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động | |
Trên 1.400 việc làm chờ người lao động |
Ông Ngô Xuân Liễu, Giám đốc Trung tâm dịch vụ quốc gia về việc làm, Bộ LĐTB&XH: “Sức khỏe” các doanh nghiệp gặp vấn đề Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong quý 1/2023, số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp có tăng. Đặc biệt tháng 3 vừa qua, số hồ sơ tăng hơn 60 - 70% so với tháng 2 và tăng gần 20% so với cùng kỳ 2022. Bên cạnh đó, trong quý 1/2023, cả nước có gần 149.000 người thất nghiệp. Các địa phương giãn việc, nghỉ việc nhiều là Thanh Hóa 62.400 người, Bình Dương |
Khó khăn bủa vây
Do đơn hàng tiếp tục thiếu hụt, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, từ ngày 1/4/2023, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam thuộc Tập đoàn quốc tế Pou Chen Đài Loan đã phải chấm dứt hợp đồng lao động với 2.358 người. Trước đó, vào tháng 11/2022, công ty này đã cho gần 20.000 lao động nghỉ luân phiên một ngày trong tuần do tình hình đơn hàng khó khăn.
Với một công ty lớn như PouYuen Việt Nam (công ty sử dụng nhiều lao động nhất ở TPHCM với khoảng hơn 50.500 người), trước đây chỉ có tuyển lao động và tuyển không đủ mà giờ đây phải cho số lượng lớn công nhân nghỉ việc, cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành da giày, dệt may, gỗ… đang rất khó khăn.
Ngao ngán nhìn hàng trăm tấn gỗ viên nén tồn kho, ông Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc Công ty Gỗ Hưng Thành (Bình Dương) than thở: “Ngay cả thời Covid-19 cũng không thảm hại như hiện nay. Công ty như rơi vào vực thẳm khi đối tác Nhật Bản ngừng mua hàng, còn đối tác từ Hàn Quốc cũng giảm tới 70% sản lượng. Doanh thu hàng trăm tỷ đồng giờ tụt xuống còn vài chục tỷ đồng. Hơn phân nửa lao động nghỉ việc, thậm chí những lao động còn lại cũng phải nghỉ luân phiên. Chúng tôi giờ chỉ hoạt động để duy trì máy móc, còn mảng kinh doanh gần như đóng băng tình trạng này kéo dài từ đầu năm. Giá cũng rớt thảm, từ mức 190 USD/tấn vào cuối quý 4/2022, nay còn khoảng 130 USD/tấn”.
"Gồng lỗ" từ quý 4/2022 đến nay, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần gỗ Việt Âu Mỹ cho biết, sức mua nội địa èo uột, các đơn hàng xuất khẩu ở các thị trường chính là Anh, Mỹ ngày càng teo tóp. Trong khi đó, đối tác nhập khẩu của công ty tại Anh liên tục gặp khó và đã phá sản trong quý 1 năm nay. Từ đầu năm đến nay có lúc công ty cũng phải dừng hoạt động 7-10 ngày vì các công đoạn sản xuất không đủ nguyên liệu đầu vào hoặc thiếu đơn hàng. Theo đó, việc làm, thu nhập của người lao động cũng bị ảnh hưởng. “Nếu năm ngoái nhà máy sản xuất có khoảng 300 nhân viên, hết quý 1 năm nay chỉ duy trì 200 nhân viên. Nếu trước đây họ làm 8 giờ một ngày và tăng ca thêm gần 50 giờ mỗi tháng, nay không tăng ca, nghỉ đủ 2 ngày cuối tuần. Thu nhập của người lao động giảm 30% so với cùng kỳ”, ông Tuấn chia sẻ.
Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất xuất khẩu của DN. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN |
Áp lực giữ việc làm cho người lao động
Ngoài đơn hàng giảm, theo ghi nhận hiện nhiều doanh nghiệp còn gặp hàng loạt khó khăn vì dòng tiền tắc nghẽn. Các ngân hàng siết room tín dụng, giải ngân chậm, lãi suất tăng cao… khiến hoạt động sản xuất bị tác động dây chuyền.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM cho biết, nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngành dệt may đang duy trì hoạt động 2-3 ngày/tuần để giữ lao động. Một số doanh nghiệp buộc phải đóng cửa vì không có đơn hàng. Trong lúc doanh nghiệp đang tồn kho nguyên phụ liệu, lại thêm hàng sản xuất ra tồn kho tại nhà máy, hàng đã xuất khẩu nhưng tồn kho ở thị trường tiêu thụ nên đối tác chậm thanh toán…, nhiều doanh nghiệp bị hụt dòng tiền, không tiếp cận được vốn vay. Nhiều doanh nghiệp không được giải ngân và bị chuyển nợ xấu.
Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) về hoạt động quý 1/2023 cho thấy, có 8 ngành nghề kinh doanh chủ lực của TPHCM đang trong vòng vây khó khăn. Ngoài bị thua lỗ, giảm đơn hàng, nhiều đơn vị đang đứng trước nguy cơ phá sản. Cụ thể, theo khảo sát của HUBA, kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm khoảng trên 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, ngành cơ khí điện có tình trạng chung là đơn hàng giảm, thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 50%, hay đơn hàng nội địa xuất khẩu tại chỗ giảm 30-40%. Ngành mỹ nghệ và chế biến gỗ hiện giảm xuất khẩu khoảng 15%. Trong đó, các sản phẩm dăm, viên nén, pallet, đồ gỗ giảm đến 45%. Thị trường nội địa cũng không khả quan khi các sản phẩm nội thất các dự án hiện “đóng băng” hoàn toàn về công việc và dòng tiền, hoạt động bán lẻ cũng sụt giảm rất lớn.
Đáng chú ý, ngành vật liệu xây dựng hiện có khoảng 40% doanh nghiệp trong tình trạng không hoạt động được, khả năng đến cuối năm 2023 sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản nếu không có gì thay đổi. Cũng trong tình trạng tương tự, trong nhiều tháng qua ngành bất động sản đã đóng băng, điều này kéo theo các nhà cung cấp cũng bị ảnh hưởng.
Cũng trong khảo sát hơn 100 doanh nghiệp tại TPHCM của HUBA cho thấy, nhiều đơn vị đang dừng ký hợp đồng lao động với số lượng lớn. HUBA đánh giá đây là điều bất thường so với các năm trước. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp có mức lương bình quân trên 10 triệu đồng một tháng giảm từ 80% của quý 2/2022 xuống còn 65% của quý 1/2023. Đây là tín hiệu báo động của thị trường lao động đối diện nhiều khó khăn sắp tới.
Trước tâm thế "gồng mình" để vượt khó, các doanh nghiệp cho biết đang phải giảm giờ làm để duy trì và giữ chân người lao động. Hầu như các doanh nghiệp đang chủ động tái cấu trúc, tiết kiệm, tinh giảm các nguồn lực, cắt giảm chi tiêu, tìm kiếm những đơn hàng mới để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Ông Ngô Xuân Liễu, Giám đốc Trung tâm dịch vụ quốc gia về việc làm, Bộ LĐTB&XH: “Sức khỏe” các doanh nghiệp gặp vấn đề Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong quý 1/2023, số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp có tăng. Đặc biệt tháng 3 vừa qua, số hồ sơ tăng hơn 60 - 70% so với tháng 2 và tăng gần 20% so với cùng kỳ 2022. Bên cạnh đó, trong quý 1/2023, cả nước có gần 149.000 người thất nghiệp. Các địa phương giãn việc, nghỉ việc nhiều là Thanh Hóa 62.400 người, Bình Dương khoảng 36.400 người, TPHCM khoảng 19.800 người, Bắc Giang 16.000 người… Đây là tín hiệu cho thấy “sức khỏe” của các doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Do đó, cần có những giải pháp, chính sách “nóng" để thị trường lao động ổn định, tránh tình trạng sa thải, thiếu việc làm. Giải pháp đầu tiên là nắm bắt thông tin biến động của thị trường lao động để kịp thời tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Thứ hai, các trung tâm việc làm phải đáp ứng ngay nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh qua các phiên giao dịch việc làm trực tiếp, trực tuyến. Ngoài ra, việc trang bị kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, chuyên môn cho người lao động, nhất là học sinh, sinh viên ra trường là việc phải làm ngay trong bối cảnh thị trường lao động biến đổi. Ông Nguyễn Phước Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA): Đề xuất nhiều trợ lực cho doanh nghiệp Để có thêm nhiều trợ lực cho doanh nghiệp, HUBA đã đề xuất Chính phủ tháo gỡ bằng cách đánh giá giá trị tài sản thế chấp theo giá thị trường, tăng tỷ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp, cho phép thế chấp tài sản đất thuê hàng năm, thí điểm cho vay tín chấp và tăng giá trị thế chấp bằng đất nông nghiệp. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước có giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Đồng thời tiếp tục chính sách gia hạn nợ vay 01 năm đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, cần áp dụng chính sách ân hạn một năm thay vì gộp trả nợ ngay trong năm sau như lần hỗ trợ 2021, càng làm doanh nghiệp khó khăn thêm. Theo đó, thời gian của hợp đồng vay cũng được kéo dài thêm tương ứng với thời gian ân hạn. Ngân hàng Nhà nước có biện pháp hạ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại, khống chế tỷ lệ “biên độ lãi ròng” ở mức 3% cũng là giải pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với nền kinh tế hiện nay nhằm hạ lãi suất cho vay. HUBA cũng kiến nghị Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ cho doanh nghiệp vay lãi suất thấp để trả lương cho người lao động, kích thích sức mua, kích thích thị trường. Song song đó, kiến nghị, UBND TPHCM thúc đẩy các chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo tăng cường kết nối doanh nghiệp và ngân hàng thường xuyên nhằm tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho doanh nghiệp. Ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng (SACA): Nhiều doanh nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng đứng trước bờ vực phá sản Qua khảo sát của hiệp hội, hiện nay hầu hết doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng đều trong tình trạng bị chủ đầu tư nợ và dắt theo nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, nợ nhà thầu phụ, nợ nhân viên và cả nợ thuế. Nhiều dự án, nhiều công trình, trong đó các công trình sắp hoàn thành cũng phải dừng thi công. Nhiều đơn hàng xuất khẩu của các nhà sản xuất vật liệu xây dựng không thể thực hiện được. Lãi suất ngân hàng cao khiến doanh nghiệp không thể tránh khỏi sự mất cân đối dòng tiền và tác động nghiêm trọng lên cả hệ sinh thái của toàn ngành. Nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, hàng vạn người lao động đã mất việc làm và rất nhiều người khác đang có nguy cơ đó, gây bất an cho xã hội. Để giúp doanh nghiệp trong ngành có thể vượt qua khủng hoảng, tránh sự đổ vỡ có tính dây chuyền trong toàn hệ thống, chúng tôi tha thiết kiến nghị cho phép các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng cũng như đối với các chủ đầu tư dự án bất động sản với thời gian được cơ cấu nợ là 24 tháng. Đồng thời, nhanh chóng có giải pháp cụ thể để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc hiện tại về pháp lý cho các dự án bất động sản... Ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV khu vực phía Nam: Giải pháp dài hơi để giữ chân người lao động Để giữ chân người lao động, cùng với giải pháp trước mắt thì cần có giải pháp dài hơi. Theo đó, trước mắt doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất luân phiên, đặc biệt công nhân có tay nghề cần có chính sách hỗ trợ để giữ chân. Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần xem rõ những ngành nghề nào đang bị tác động, ngành nào có nhu cầu tuyển dụng để điều phối thị trường. Đồng thời, cần đào tạo nghề, nâng cao trình độ để chuyển việc hiệu quả hơn. Các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu phải thể hiện tính chuyên nghiệp. Cuối cùng, giảm thuế, giảm lãi suất để doanh nghiệp có thể cầm cự sản xuất, chờ thời cơ khi kinh tế phục hồi. Thu Dịu (ghi) |
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK