Gian nan cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Tiếng kêu cứu từ Bắc Cực | |
Hoãn hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu | |
Việt Nam được viện trợ 30,2 triệu USD chống biến đổi khí hậu |
Nếu thế giới không nhanh chóng hành động, tác động của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng nguy hiểm. |
Hàng chục nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ đã tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Liên hợp quốc (LHQ), Anh và Pháp phối hợp tổ chức cùng với Chile và Italy nhằm khẳng định trước cộng đồng quốc tế cam kết mạnh mẽ hướng đến một xã hội trung hòa về khí thải. Một ngày trước thượng đỉnh, cả 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đồng thuận trong việc nâng mức cắt giảm khí thải trước 2030 lên thành 55% so với mức 40% trước đây. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã khai mạc hội nghị với cam kết cắt giảm ít nhất 68% khí thải trước năm 2030, hứa hẹn Anh sẽ chấm dứt “ngay khi có thể” việc tài trợ cho các loại năng lượng hóa thạch.
Trong khi đó, các quốc gia có nỗ lực yếu trong cuộc chiến khí hậu như Brazil hay Australia lại không có mặt tại hội nghị thượng đỉnh. Trước hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo nhiệt độ Trái Đất “mới” tăng hơn 1,2°C, mà hiện tại nhân loại đã phải đương đầu với những vấn đề biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Nhà hoạt động môi trường nổi tiếng Greta Thunberg cũng đã cực lực chỉ trích giới lãnh đạo chính trị thế giới khi đề ra “các mục tiêu xa vời”, đồng thời kêu gọi cần có các hành động ngay tức khắc.
Giới chuyên gia về môi trường cũng có một số nhận định tương tự. Theo Chương trình Môi trường LHQ, sản lượng các năng lượng hóa thạch, như than, dầu và khí đốt, vẫn tiếp tục tăng 2%/năm cho đến năm 2030, trong khi phải giảm 6%/năm thì mới có thể đạt mục tiêu Hiệp định Paris đề ra. Đáng chú ý, từ năm 2016 đến 2019, khoảng 2.700 tỷ USD đã được cấp cho 2.100 doanh nghiệp năng lượng hóa thạch và số tiền vẫn tiếp tục tăng lên. Theo Liên minh Minh bạch Khí hậu, 54% ngân sách dành cho năng lượng trong các kế hoạch chấn hưng hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là đầu tư cho năng lượng hóa thạch, trong đó có đến 86% số tiền tài trợ không hề bị ràng buộc bởi các đòi hỏi về môi trường. Trước đó, một báo cáo khoa học khí hậu của LHQ vào năm ngoái cũng cảnh báo cách mà thế giới đang quản lý đất đai và cách thực phẩm được sản xuất và tiêu thụ sẽ phải góp phần kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu, nếu không thì an ninh lương thực, sức khỏe con người và hệ sinh thái sẽ lâm nguy.
Trước tình hình này, chính phủ các nước cần có chính sách rõ ràng về giảm khí thải, sử dụng năng lượng hóa thạch, chú trọng đến môi trường, bảo vệ thiên nhiên, mới có thể góp phần chống biến đổi khí hậu.
Tin liên quan
Cục Đăng kiểm: Chưa thực hiện kiểm tra khí thải xe máy từ đầu năm 2025
07:53 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Bước tiến hay thụt lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?
14:00 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Việt Nam tích cực thúc đẩy kết nối, hợp tác toàn diện
10:28 | 15/11/2024 Hải quan
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics