Facebook Twitter youtube Tiktok

Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop, Sendo… tích cực tích hợp các hình thức thanh toán hiện đại để tăng trải nghiệm người dùng, thuận tiện trong quá trình giao dịch.
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với thương mại điện tử Sàn thương mại điện tử được nộp thuế thay theo phương thức điện tử
Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử
Thanh toán điện tử là động lực thúc đẩy phát triển TMĐT Việt Nam và mở rộng thị trường tiêu dùng. Nguồn: Internet

Tiện ích vượt trội...

Sự tiện lợi và hiệu quả của thanh toán điện tử đã thay đổi đáng kể hành vi tiêu dùng và mô hình kinh doanh, hoạt động TMĐT.

Với các phương tiện như ví điện tử, ứng dụng ngân hàng số và mã QR, việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận.

Thanh toán điện tử đang trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Việt Nam.

Việc sử dụng thanh toán điện tử không chỉ giúp người mua tiết kiệm thời gian, tránh rủi ro mà còn tận dụng được nhiều chương trình khuyến mãi từ các nền tảng thanh toán, các sàn TMĐT.

Thanh toán điện tử còn giúp các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu, các nhà bán hàng trên nền tảng TMĐT tăng tốc độ xử lý đơn hàng, giảm chi phí vận hành và quản lý dòng tiền hiệu quả.

Hiện các sàn TMĐT hàng đầu của Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop, Sendo… đã tích cực tích hợp các hình thức thanh toán hiện đại để tăng trải nghiệm người dùng, thuận tiện trong quá trình giao dịch.

“Thanh toán điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành, mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường số hóa”, ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT nhận định.

... nhưng cần bảo mật, nhận diện rủi ro và an toàn giao dịch

Tuy mang lại nhiều lợi ích, thanh toán điện tử cũng kéo theo hàng loạt rủi ro liên quan đến an toàn thông tin và gian lận tài chính. Việc số hóa các hoạt động giao dịch trên các nền tảng, các sàn TMĐT khiến thông tin cá nhân và dữ liệu tài chính dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng.

Ước tính của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, trong năm 2024, người dân Việt Nam đã mất khoảng 18.900 tỷ đồng do các vụ lừa đảo trực tuyến. Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, từ giả mạo tin nhắn, cuộc gọi đến việc tạo ra các trang web ngân hàng giả mạo để đánh cắp thông tin cá nhân.

Trong năm 2024, người dân Việt Nam đã mất khoảng 18.900 tỷ đồng do các vụ lừa đảo trực tuyến.

Theo Cục An toàn thông tin, trong năm 2024, gia tăng nhiều hình thức lừa đảo, đặc biệt là giả mạo tin nhắn, website ngân hàng và ví điện tử. Những thủ đoạn này ngày càng tinh vi, khiến người tiêu dùng khó nhận biết và dễ rơi vào bẫy.

Vì vậy, bên cạnh đầu tư vào công nghệ, nâng cao nhận thức người dùng thì hướng dẫn cách nhận biết rủi ro và tự bảo vệ mình cho người dùng cũng là nội dung các doanh nghiệp, các sàn TMĐT cần quan tâm, chú trọng.

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc phát triển nhanh các phương thức thanh toán điện tử đòi hỏi phải đi kèm với các giải pháp bảo mật, nhận diện rủi ro và tăng cường phối hợp giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ, cơ quan chức năng và người sử dụng.

Thanh toán điện tử không chỉ là phương tiện hoàn tất giao dịch, mà còn là một phần cấu thành quan trọng của hệ sinh thái TMĐT. Khi các lợi ích được phát huy và kiểm soát rủi ro hiệu quả, hình thức thanh toán này là động lực thúc đẩy phát triển TMĐT Việt Nam và mở rộng thị trường tiêu dùng.

Việc ban hành và thực thi đầy đủ các chính sách pháp lý là yếu tố nền tảng. Song song đó, cần có cơ chế giám sát linh hoạt, phản ứng nhanh với các hình thức gian lận mới, đồng thời xây dựng lòng tin cho người tiêu dùng thông qua minh bạch và minh chứng về độ an toàn trong hệ thống thanh toán.

Nhằm hỗ trợ phát triển TTKDTM an toàn, hiệu quả, ngày 28/10/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025. Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thanh toán điện tử, đảm bảo an toàn và minh bạch.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước liên tục ban hành và cập nhật các thông tư, hướng dẫn yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tuân thủ chuẩn bảo mật PCI DSS, xác thực đa yếu tố, mã hóa dữ liệu theo chuẩn quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực công nghệ cao.

Nhiều ngân hàng thương mại và ví điện tử đã xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo để tự động phát hiện giao dịch bất thường, khóa tạm thời tài khoản và cảnh báo người dùng, nhất là đối với hoạt động thanh toán trên nền tảng điện tử, các sàn TMĐT.

Theo khuyến nghị của giới chuyên gia, doanh nghiệp, sàn TMĐT cần đầu tư hạ tầng bảo mật như mã hóa, xác thực đa yếu tố, hợp tác với các đối tác thanh toán uy tín có hệ thống phòng chống gian lận hiệu quả. Truyền thông rõ ràng về chính sách hoàn tiền, hỗ trợ sau thanh toán, tạo niềm tin và giảm thiểu tranh chấp, hoàn trả.

Trang Anh

Tin liên quan

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

(HQ Online) - Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Bộ Tài chính ngày càng được chú trọng và nâng cao. Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…, trong đó, dữ liệu số đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi, là “chìa khóa” quan trọng cho việc hình thành hệ sinh thái Tài chính số.
Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

Phát triển hệ sinh thái để doanh nghiệp không "cô đơn" trong khu công nghiệp

(HQ Online) - Hiện cả nước có gần 300 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, nhưng với xu thế về phát triển bền vững, các doanh nghiệp mong muốn KCN được đầu tư phát triển thành hệ sinh thái, cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường cũng như có sự liên kết giữa các doanh nghiệp.
KBNN yêu cầu vận hành ổn định hệ thống dịch vụ công và thanh toán điện tử

KBNN yêu cầu vận hành ổn định hệ thống dịch vụ công và thanh toán điện tử

(HQ Online) - Tại công điện về việc đảm bảo an toàn sử dụng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), Tổng giám đốc KBNN đã đưa ra nhiều nhiệm vụ để đảm bảo hệ thống CNTT vận hành ổn định, thông suốt, an toàn trong giao dịch thanh toán dịp khóa sổ, quyết toán cuối năm 2023.
Tiêu hủy 5.823 sản phẩm thực phẩm nhập lậu khi bán trên sàn TMĐT

Tiêu hủy 5.823 sản phẩm thực phẩm nhập lậu khi bán trên sàn TMĐT

Trong 3 ngày 22, 23 và 26/4/2025, Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, phối hợp kiểm tra, xử lý 4 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; trong đó có 3 trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập lậu trên nền tảng thương mại điện tử qua ứng dụng Facebook, với gần 6.000 sản phẩm.
Doanh số Lazada và Tiki sụt giảm mạnh do đâu

Doanh số Lazada và Tiki sụt giảm mạnh do đâu

Doanh số quý I/2025 của Lazada và Tiki (hai nền tảng thương mại điện tử lâu đời của Việt Nam) sụt giảm nghiêm trọng. Theo Metric, doanh số của Lazada trong quý I/2025 giảm tới 43,5%, Tiki lao dốc mạnh hơn với mức giảm 66,6% so với quý I/2024.
Mặt trái của cơn sốt livestream

Mặt trái của cơn sốt livestream

Thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện hàng nghìn hành vi vi phạm liên quan đến thương mại điện tử (TMĐT), đặc biệt nổi lên tình trạng nhiều KOL (người có tầm ảnh hưởng) và KOC (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng) lợi dụng danh tiếng để kinh doanh thiếu minh bạch, quảng bá sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều vụ việc đã được xử lý cho thấy mặt trái của cơn sốt livestream hiện nay.
Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thương mại điện tử

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trải qua nhiều biến động, trí tuệ nhân tạo đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đột phá và thích ứng linh hoạt hơn với thị trường.
Xuất khẩu qua nền tảng số  - “đường cao tốc” mới cho hàng Việt Nam

Xuất khẩu qua nền tảng số - “đường cao tốc” mới cho hàng Việt Nam

Năm 2025, kim ngạch xuất khẩu qua kênh TMĐT xuyên biên giới dự kiến vượt 2 tỷ USD. Xuất khẩu qua nền tảng số đang trở thành “đường cao tốc” mới cho hàng Việt Nam.
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội

Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội

Bộ Y tế đề nghị tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội TikTok, Facebook... nhằm phát hiện, xử lý việc sản xuất, kinh doanh trái phép, nghi ngờ giả.
Xác thực người bán để chống hàng giả, bảo vệ người mua

Xác thực người bán để chống hàng giả, bảo vệ người mua

Khi thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phổ biến tại Việt Nam với hơn 61 triệu người dùng, yêu cầu định danh người bán thông qua VNeID được xem là bước đi cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo minh bạch trong giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là đối với nhóm kinh doanh nhỏ lẻ.
VOBF 2025 - sân chơi lớn của thương mại điện tử Việt Nam

VOBF 2025 - sân chơi lớn của thương mại điện tử Việt Nam

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (VOBF) 2025 là sự kiện thường niên do Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tổ chức. VOBF 2025 sẽ diễn ra tại hai đầu cầu lớn là TP. HCM (ngày 22/4) và TP. Hà Nội (ngày 25/4), với sự tham gia của đông đảo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Triển vọng doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong quý II/2025

Triển vọng doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong quý II/2025

Theo ReportLinker, với giá trị ước tính đạt 25 tỷ USD, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam chiếm 9% tổng doanh số bán lẻ toàn quốc, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế số Việt Nam.
TP.HCM: Nhiều hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

TP.HCM: Nhiều hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Theo thông tin từ Chi cục Thuế khu vực II, tính đến hết quý I/2025, đơn vị đã khai thác dữ liệu và thanh kiểm tra trong 560.898 tổ chức, hộ - cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT). Kết quả đã phát hiện nhiều hộ kinh doanh vi phạm với tổng số thuế truy thu, xử phạt 151 tỷ đồng.
Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử

Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử

Tốc độ tăng trưởng mặc dù ấn tượng nhưng niềm tin của người tiêu dùng (NTD) vẫn là rào cản đối với thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Chỉ khi xây dựng được một môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, TMĐT mới có thể giữ chân người tiêu dùng (NTD) và phát triển bền vững.
Tiếp thị liên kết dẫn dắt xu hướng thương mại điện tử Việt Nam

Tiếp thị liên kết dẫn dắt xu hướng thương mại điện tử Việt Nam

Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn như Shopee, TikTok Shop hay Lazada đều đã tham gia mạnh mẽ vào mô hình tiếp thị liên kết. Cơ quan quản lý đang từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý chặt chẽ hoạt động này.
Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, buộc các nhà bán hàng phải thay đổi chiến lược. Thay vì cắt giảm chi phí, họ chọn mở rộng hoạt động, tận dụng công nghệ và đề cao trải nghiệm khách hàng để thích ứng với bối cảnh mới.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Hải Dương tạm giữ và tiêu hủy hàng loạt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hải Dương tạm giữ và tiêu hủy hàng loạt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng Quản lý thị trường vừa phối hợp với Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra và thu nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ mua bán hàng hóa.
Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài

Trong những tháng đầu năm 2025, phân khúc khách sạn ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam tăng trưởng mạnh.
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Đó là hai mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Dáng xuân Phục linh Gold" và "Best Slim Collagen". Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thu hồi các sản phẩm này.
WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới

WB nhận định, giá vàng trung bình trong năm 2025 và 2026 sẽ cao hơn 150% so với mức trung bình trong 5 năm trước đại dịch Covid-19.
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Đến nay đã có hơn 3,4 triệu lượt tải và cài đặt ứng dụng eTax Mobile.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

Theo Cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng đầu năm 2025 do ngành Thuế thực hiện đạt 668.313 tỷ đồng, bằng 38,9% dự toán, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Phiên bản di động