Gia tăng nguồn lực đầu tư nước ngoài từ cải thiện môi trường kinh doanh
![]() |
Các nhà đầu tư FDI luôn quan tâm đến việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) |
Dòng vốn FDI đang “thận trọng” hơn
TS. Daniel Borer, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam: Củng cố vị thế của Việt Nam Mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực đang giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về FDI. Đây là một tín hiệu tốt, nhưng Việt Nam cần phải tạo ra một môi trường kinh tế không chỉ dựa vào lao động giá rẻ để thu hút FDI. Các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà Chính phủ đã khởi xướng sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam với tư cách một quốc gia chủ chốt trên toàn cầu. Ngoài ra, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang diễn ra là điều cần thiết nhằm mang lại sự ổn định và uy tín cho đất nước. Các nhà đầu tư nước ngoài thường coi việc thiếu lao động có kỹ năng là một trở ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù sinh viên tốt nghiệp đại học là một nguồn lực quan trọng nhưng Việt Nam cũng cần phải thúc đẩy các chương trình đào tạo nghề để từ thợ điện, thợ sửa ống nước đến thợ cơ khí… đều được đào tạo chính quy và sẵn sàng tham gia vào các dự án FDI. Chính phủ Việt Nam đã triển khai một số biện pháp và thực hiện các dự án trọng điểm có lợi cho tăng trưởng bền vững và ổn định kinh tế. Kết hợp các biện pháp này với việc chuyển hướng thương mại đến các quốc gia gần hơn và thân thiện hơn, cũng như củng cố vị thế của Việt Nam như một trung tâm sản xuất FDI trong khu vực, giúp đất nước chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ “cơn bão” nào có thể xuất hiện trong tương lai. |
Báo cáo khảo sát các doanh nghiệp FDI tại Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp FDI tăng quy mô vốn đầu tư trong năm 2023 đạt 30,27%, tăng nhẹ so với mức 30% của năm 2022, lý do là các doanh nghiệp FDI vẫn khá thận trọng khi cân nhắc điều chỉnh quy mô trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến khó lường.
Về tình hình kinh doanh, 46,49% doanh nghiệp FDI đã báo lãi trong năm 2023, tăng nhẹ so với mức 42,77% của năm 2022. Tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ giảm xuống 42,32% năm 2023, thấp hơn so với mức 44,88% của năm 2022 và thấp hơn đáng kể so với mức kỷ lục 51,33% được ghi nhận trong năm 2021. Quỹ đạo tăng trưởng tích cực này cho thấy doanh nghiệp FDI đang trên đà phục hồi vững chắc hơn sau đại dịch.
Tuy nhiên, chỉ có 26% doanh nghiệp FDI cho biết có dự định mở rộng kinh doanh trong 2 năm 2024 và 2025, giảm so với mức 33% của năm trước và thấp hơn đáng kể so với mức lạc quan nhất sau đại dịch là 47,7% vào năm 2021. Hơn nữa, tỷ lệ này trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2019 luôn duy trì ở mức trên 45%. Báo cáo cho rằng, sự suy giảm này cũng phản ánh chiều hướng thận trọng hơn của các doanh nghiệp FDI do tác động của bối cảnh kinh tế toàn cầu khó đoán định như hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, trong số này, mặc dù tổng vốn đăng ký mới tăng mạnh hơn 73% so với cùng kỳ nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 1,23 tỷ USD, giảm 25,6% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 929,6 triệu USD, giảm 70,1% so với cùng kỳ.
Cùng với những ảnh hưởng từ biến động thị trường quốc tế, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn e ngại những thách thức từ việc tuân thủ các quy định, gánh nặng thực thi chính sách, từ đó đã ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Báo cáo PCI và PGI 2023 cho biết, từ sau năm 2018, thời gian doanh nghiệp FDI phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm xuống, nhưng trong hai năm 2022 và 2023, tỷ lệ doanh nghiệp FDI phải dành hơn 5% thời gian cho các thủ tục hành chính vẫn ở mức cao hơn so với trước đại dịch.
"Chìa khoá" cải thiện từ cải cách
Với các doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ, theo khảo sát tại báo cáo PCI và PGI 2023, các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn hơn trong các lĩnh vực liên quan đến quy định, chính sách, bao gồm biến động chính sách, pháp luật; thực hiện thủ tục hành chính, ổn định trong sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Với các nhà đầu tư từ Trung Quốc, khó khăn lớn nhất là tìm kiếm khách hàng, tiếp đến là biến động thị trường, tuyển dụng lao động và tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh. Những khó khăn lớn nhất doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải khi hoạt động tại Việt Nam là biến động chính sách và quy định, thực hiện thủ tục hành chính.
Trước đó, khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài vào cuối năm 2023 của Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng cho thấy, tại Việt Nam, các quy định, chính sách và thủ tục hành chính là rào cản lớn nhất với hoạt động của doanh nghiệp. Đáng chú ý là doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại các quốc gia ASEAN khác như Thái Lan, Singapore và Malaysia lại ít gặp khó khăn trong các lĩnh vực này.
Với các doanh nghiệp đến từ châu Âu, khảo sát công bố vào đầu tháng 4/2024 của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, các doanh nghiệp cũng đã bày tỏ sự lạc quan về kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong quý 2/2024, 1/3 số doanh nghiệp được khảo sát cảm thấy lạc quan về triển vọng phát triển, trong đó hơn một nửa số người được hỏi dự đoán số lượng đơn đặt hàng và doanh thu sẽ cao hơn trong quý 2. Nhìn về lâu dài, sự lạc quan này càng được củng cố với 71% doanh nghiệp cảm thấy tích cực về triển vọng dài hạn tại Việt Nam trong 5 năm tới.
Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp châu Âu phản ánh đang phải đối mặt với những rào cản pháp lý ở Việt Nam, từ đó cản trở việc gia nhập thị trường và đầu tư dài hạn. Trong đó, gánh nặng hành chính được coi là trở ngại lớn cho việc thành lập và mở rộng hoạt động, ngoài ra còn sự không rõ ràng của các quy định cũng tạo ra sự không chắc chắn và cản trở việc hoạch định chiến lược…
Từ những vấn đề nêu trên, cộng đồng doanh nghiệp FDI đều đặt ra mong muốn về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Chẳng hạn, tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào ngày 9/5, ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung đã bày tỏ mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó Samsung dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục nâng số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực…
Cũng về vấn đề này, theo ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham, Việt Nam có tiềm năng kinh tế to lớn và việc giải quyết các thách thức pháp lý là "chìa khóa" để hiện thực hóa tiềm năng đó một cách trọn vẹn. Việc đơn giản hóa thủ tục và thiết lập các quy định minh bạch hơn sẽ giúp tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, qua đó giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu trong khu vực, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong nước, thu hút vốn quốc tế và tăng cường quan hệ đối tác kinh tế. Tương tự, ông Joseph Uddo, Chủ tịch Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng, dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao chỉ chảy vào các địa phương có chất lượng điều hành tốt, có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất.
Ngoài ra, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, để đón nhận cơ hội từ sự chuyển dịch lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định, cải cách thủ tục hành chính… cùng việc quan tâm đến vấn đề tạo điều kiện kết nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các đối tác, khách hàng trong nước. Bên cạnh đó nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục đẩy nhanh các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động địa phương, đặc biệt là lao động trình độ cao, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam từ chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh nhân công giá rẻ sang lao động chất lượng cao để thu hút đầu tư nước ngoài.
Tin liên quan

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp
16:12 | 02/07/2025 Diễn đàn

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế
16:27 | 02/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng
08:57 | 10/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc
Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế
Sửa đổi Luật Thuế TNCN: Tham vấn toàn diện, đảm bảo mục tiêu trình luật đúng hạn

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics
Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế
Sửa đổi Luật Thuế TNCN: Tham vấn toàn diện, đảm bảo mục tiêu trình luật đúng hạn

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng số định danh cá nhân của người đại diện làm mã số thuế

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi cung cấp thịt heo, thịt gà

Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc
