Doanh nghiệp FDI gia tăng niềm tin và động lực từ cải thiện môi trường kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào môi trường kinh doanh Việt Nam nên đã mở rộng đầu tư. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất viên nén Nescafé Dolce Gusto tại nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai. Ảnh DN cung cấp |
Còn độ vênh và thiếu nhất quán trong thủ tục hành chính
Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham): Cần tích cực hơn trong cải thiện thủ tục hành chính Cải thiện môi trường kinh doanh là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục mở rộng và bổ sung nguồn lực đầu tư vào Việt Nam. Hiện Chính phủ Việt Nam đang muốn thu hút đầu tư FDI vào các lĩnh vưc công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, công nghiệp có giá trị gia tăng cao để gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu… Các doanh nghiệp và nhà đầu tư Hàn Quốc có thế mạnh và luôn sẵn sàng cho những lĩnh vực này, nhất là khi doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam thuộc các quốc gia có nhiều tiềm năng và đang phát huy nhiều lợi thế nhất. Để giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư và đầu tư mới, Chính phủ Việt Nam cần tích cực hơn trong cải thiện thủ tục hành chính cũng như đảm bảo về cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, nhiều dự án năng lượng tái tạo của Hàn Quốc tại các tỉnh Nam Trung Bộ có giá trị đầu tư lên tới hàng tỷ USD nhưng vẫn đang phải chờ đợi vì chưa giải quyết xong các thủ tục. Nếu giải quyết được vấn đề này thì Việt Nam vừa tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng sạch, vừa giải quyết vấn đề thiếu điện như đã xảy ra trong năm 2023. Việc giải quyết những vướng mắc, chậm trễ trong thủ tục hành chính sẽ giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và doanh nghiệp nước ngoài nói chung yên tâm hơn trong những quyết định đầu tư, hợp tác kinh doanh. H.D (ghi) Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú: Hà Nội sẽ chủ động thu hút FDI có chọn lọc Hiện nay, TP Hà Nội có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, đang thu hút trên 700 dự án đầu tư với 302 dự án FDI, số vốn đăng ký khoảng 6,7 tỷ USD. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hà Nội thường xuyên phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và du lịch của TP Hà Nội tăng cường các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố với các hình thức xúc tiến đầu tư đa dạng, phong phú như: tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… Bên cạnh đó chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ và thông qua các đối tác, khách hàng đã và đang đầu tư trong các khu công nghiệp của Hà Nội. Trong thời gian tới, TP Hà Nội sẽ chủ động thu hút FDI có chọn lọc, bảo đảm chất lượng, bảo vệ môi trường. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất gắn với đào tạo nhân lực. Xuân Thảo (ghi) |
Khảo sát mới nhất về Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã tăng lên rõ rệt với tỷ lệ cao doanh nghiệp đánh giá triển vọng là "xuất sắc" hoặc "tốt" cho tình hình kinh doanh quý 1/2024; 31% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động và 34% có ý định tăng mức đầu tư. Qua nhiều quý khảo sát chỉ số BCI của EuroCham, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu, thậm chí có tỷ lệ khá cao doanh nghiệp xếp Việt Nam ở vị trí cao nhất.
Fitch Ratings - một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế, đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên mức BB+ với triển vọng ổn định, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam đang có lợi thế trong thu hút FDI nhờ viễn cảnh kinh tế tích cực.
Tiêu biểu mới đây, Nestlé Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn FDI, trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A. có trụ sở tại Thụy Sỹ) đã công bố đầu tư thêm 100 triệu USD nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và khai thác hiệu quả dư địa xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng cà phê giá trị cao cho thế giới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu cũng chỉ ra những thách thức và rào cản thủ tục hành chính trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, hơn một nửa doanh nghiệp được khảo sát cho rằng gánh nặng hành chính và sự kém hiệu quả của bộ máy là một trong 3 rào cản hàng đầu. Cùng với đó, các doanh nghiệp còn nêu ra những hạn chế từ các quy tắc và quy định không rõ ràng và được giải thích khác nhau, nên nhấn mạnh sự cần thiết của việc rõ ràng và nhất quán trong khuôn khổ pháp lý.
Trước đó, từ cuối năm 2023, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JETRO) cũng đã thực hiện khảo sát thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài, trong đó, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ tin tưởng vào triển vọng kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới. Dự báo về lợi nhuận kinh doanh năm 2024, hơn 50,4% doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng sẽ "cải thiện". Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo JETRO vẫn khuyến nghị, Việt Nam cần từng bước cải thiện môi trường đầu tư, trong đó Chính phủ cần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng nguồn nhân lực…
Trên thực tế, vấn đề thủ tục hành chính hay môi trường kinh doanh còn rào cản đã không ít lần được các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong khối FDI tại Việt Nam nhắc đến. Chẳng hạn, một số thủ tục hành chính liên quan đến phòng cháy chữa cháy đến nay vẫn còn vướng mắc, còn độ vênh trong cách hiểu và thực thi, gây ảnh hưởng đến thời gian đưa dự án FDI đã hoàn thành xây dựng đi vào hoạt động. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn gặp vướng mắc về các thủ tục cấp giấy phép cho người lao động, đất đai, tài nguyên, năng lượng tái tạo, môi trường…
Tăng tính hấp dẫn từ củng cố môi trường kinh doanh
Cách đây không lâu, nhận xét về việc thu hút cơ hội từ việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, TS. Burkhard Schrage, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm giảm thủ tục hành chính, đảm bảo pháp quyền và bảo vệ quyền sở hữu.
Tương tự, theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế nhờ sự ổn định về kinh tế, chính trị và khả năng hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Nhưng điều quan trọng đối với Việt Nam là tiếp tục củng cố môi trường kinh doanh và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân để tận dụng tối đa cơ hội.
Đây cũng là vấn đề được Chính phủ nhìn nhận và đã đưa ra những chỉ đạo để đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đã thành thông lệ, ngay những ngày đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Trong đó, Nghị quyết đặt ra yêu cầu tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo; cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý là chỉ sau 1 năm được gộp vào Nghị quyết 01 về điều hành kinh tế - xã hội, thì đến năm nay, Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh lại được tách riêng. Theo lý giải từ cơ quan soạn thảo, Nghị quyết 02 được “trở lại” nhằm khẳng định quyết tâm của Chính phủ về việc cải thiện môi trường kinh doanh. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đều rất kỳ vọng, nhất là khi từng nhiệm vụ cụ thể với từng bộ, ngành đã được Chính phủ chỉ rõ.
Chẳng hạn, trước đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài gặp vướng mắc trong triển khai thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Với vướng mắc này, Nghị quyết 02 năm 2024 đã nêu rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong chủ trì, phối hợp để tháo gỡ các nội dung liên quan đến ERP. Ngoài ra, Nghị quyết cũng yêu cầu các bộ, cơ quan tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Bộ Công an được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp rà soát những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy, sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế…
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, việc đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thực chất, đơn giản hóa thủ tục hành chính là cần thiết, không chỉ thu hút nhiều FDI hơn mà còn tạo thêm niềm tin và động lực để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh. Theo Chủ tịch EuroCham Gabor Fluit, trước sự cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng trong khu vực, Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách và chiến lược để thu hút và duy trì đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu Âu. Một lĩnh vực quan trọng cần tập trung là đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng thời, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để giảm chi phí hậu cần và nâng cao trình độ của lực lượng lao động.
Tin liên quan
Bất động sản vẫn “hút” nguồn vốn ngoại
16:56 | 21/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông tiềm năng cho doanh nghiệp
14:00 | 09/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics