Eurozone trước nỗi lo khủng hoảng mới
Giải pháp cho cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu | |
NATO nhấn mạnh giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng Ukraine | |
Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu |
ECB muốn chống lại lạm phát, vốn đã đạt 7,5% trong hơn một năm trở lại đây. Thị trường dự đoán lãi suất huy động trong khu vực sẽ tăng khoảng 1,5% vào cuối năm 2023, so với mức -0,5% hiện nay. Đồng thời, khi hoạt động kinh tế chậm lại do lạm phát, các chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế và để tránh những tác động tiêu cực của việc giá cả tăng làm ảnh hưởng đến sức mua của các hộ gia đình. Pháp đã bơm 25 tỷ euro để hỗ trợ nền kinh tế và Đức cũng bơm 30 tỷ euro.
Điều này khiến nợ công ngày càng cao. Lãi suất tại các quốc gia như Hy Lạp và Italy đã tăng mạnh, phản ánh thực tế là các nhà đầu tư coi các quốc gia này là những môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Việc tăng lãi suất này cũng có thể làm suy yếu các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trong Eurozone và tạo ra một cuộc khủng hoảng. Đặc biệt, kể từ năm 2011, nợ công đã gia tăng ở Italy, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Sylvain Broyer, nhà kinh tế trưởng của S&P Global Ratings tại châu Âu, dự đoán "nguy cơ căng thẳng sẽ thực sự hiện hữu trong năm 2023, khi các quốc gia sẽ buộc phải có các chính sách tài khóa mở rộng để hỗ trợ hoạt động kinh tế". Nền kinh tế châu Âu có thể chịu được đợt tăng lãi suất của ECB lên tới 1% hoặc 1,5%. Sau đó, khó khăn sẽ nảy sinh vì nếu giá tiếp tục tăng, ngân hàng trung ương khi đó sẽ ở thế khó xử giữa tăng trưởng và lạm phát.
Tuy nhiên, năm 2022 sẽ không giống với năm 2012. Nhà kinh tế trưởng Sylvain Broyer nhận xét: “Eurozone đã đưa ra một kế hoạch phục hồi là NextGen EU với mục tiêu làm cho các nền kinh tế châu Âu hội tụ trong bối cảnh sự khác biệt về cạnh tranh mức chi đã được thu hẹp. Do đó, tình hình đã khác so với thập kỷ trước trong cuộc khủng hoảng nợ chính phủ”. Vấn đề đối với khả năng thanh toán của các quốc gia có thể đến từ tác động vĩnh viễn của một cú sốc đối với nền kinh tế châu Âu, điều đó sẽ làm giảm tiềm năng tăng trưởng. Toàn bộ câu hỏi đặt ra là liệu việc tăng giá năng lượng có phải là một trong số đó và liệu xu hướng này có kéo dài hay không.
Trong khi đó, cũng có những ý kiến tỏ ra lạc quan. Michala Marcussen, nhà kinh tế trưởng tại Societe Generale, không tin vào một cuộc khủng hoảng nợ chính phủ ở Eurozone tương tự như năm 2011-2012 bởi vì các cơ chế để tránh khủng hoảng đã được kích hoạt kể từ giai đoạn đó, chẳng hạn như giao dịch tiền tệ online (OMT) hoặc sự ra đời của ESM (Cơ chế ổn định châu Âu). Ngoài ra, ECB với các chương trình mua lại nợ công đã cho thấy khả năng đảm bảo việc truyền tải chính sách tiền tệ phù hợp. Theo bà Marcussen, rủi ro đối với tái cơ cấu nợ công của một quốc gia lớn trong Eurozone là rất thấp. Điều này được phản ánh qua mức chênh lệch vừa phải hiện nay, bao gồm cả đối với Italy.
Điều quan trọng hiện nay là phải tìm ra một thỏa hiệp trong liên minh giữa Đức, quốc gia luôn lo lắng chống lạm phát và giữ chặt nguồn tài chính công của mình, và Pháp, nước chủ trương tăng chi tiêu công để cải thiện sản xuất và việc làm, nhờ đó giúp cho nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK