Giải pháp cho cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu
Các nước G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu | |
Kiểm soát xuất khẩu sẽ làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực | |
Nhiều quốc gia EU sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng |
Sự thiếu hụt đang diễn ra không phải là kết quả tất yếu của căng thẳng địa chính trị. |
Giá thực phẩm thiết yếu cao đã khiến số người không thể đủ ăn tăng thêm 440 triệu người, lên 1,6 tỷ người. Gần 250 triệu người đang trên bờ vực của nạn đói. Nếu căng thẳng kéo dài và nguồn cung từ Nga và Ukraine bị hạn chế, hàng trăm triệu người nữa có thể rơi vào cảnh nghèo đói. Tình trạng bất ổn chính trị sẽ lan rộng, trẻ em sẽ còi cọc và người dân sẽ chết đói.
Theo các tổ chức trên, nếu thế giới muốn tránh nạn đói ở những quốc gia dễ bị tổn thương nhất thì điều quan trọng là một mặt phải mở đường xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine và mặt khác, phải đảm bảo cho vụ gieo trồng ở nước này. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng “Nga phải cho phép xuất khẩu an toàn khối lượng ngũ cốc được tập kết tại các hải cảng của Ukraine”. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, hiện có 22 triệu tấn ngũ cốc đang nằm trong các kho chứa ở Ukraine chờ xuất khẩu.
Nhận định thứ hai, ngoài việc gieo hạt trên các cánh đồng Ukraine, điều quan trọng là cho phép thương mại hóa phân bón của Nga và Belarus trong dài hạn. Tuy phân bón không thuộc danh sách phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng Nga vẫn quyết định ngừng bán loại hàng hóa này ra thị trường bên ngoài. Điều này khiến vụ thu hoạch sắp tới ở Ukraine trở nên rất bấp bênh.
Tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vài tuần trước cuộc họp cấp Bộ trưởng vào tháng 6, các đại diện của Ukraine cho biết xung đột tại nước này đã làm suy thoái nghiêm trọng môi trường và chất lượng đất nông nghiệp. Hàng loạt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất (kho chứa, máy móc, cây trồng, vật nuôi, nhà xưởng chế biến…) đã bị phá huỷ, dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng về tài sản nông nghiệp của Ukraine theo ước tính lên tới khoảng 6,4 tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn. Ukraine đã vận chuyển phần lớn vụ mùa Hè năm ngoái trước cuộc xung đột. Nga vẫn đang cố gắng bán ngũ cốc của mình, bất chấp các chi phí gia tăng và rủi ro cho các chủ hàng. Tuy nhiên, nông dân không có nơi nào để dự trữ vụ thu hoạch tiếp theo của họ. Khó khăn sau đó là thiếu nhiên liệu và nhân công để trồng cây. Về phần mình, Nga có thể thiếu một số nguồn cung cấp hạt giống và thuốc trừ sâu mà nước này thường mua từ Liên minh châu Âu.
Trong khi đó, bất chấp giá ngũ cốc tăng cao, nông dân ở các nơi khác trên thế giới có thể không bù đắp được sự thiếu hụt. Một lý do là giá cả dễ biến động. Tỷ suất lợi nhuận đang bị thu hẹp do giá phân bón và năng lượng tăng mạnh. Đây là những chi phí chính của nông dân và cả hai thị trường đều bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt và tranh giành khí đốt tự nhiên.
Sự thiếu hụt đang diễn ra không phải là kết quả tất yếu của căng thẳng địa chính trị. Do đó, các nhà lãnh đạo thế giới nên coi nạn đói là một vấn đề toàn cầu cấp bách và đòi hỏi một giải pháp mang tính toàn diện.
Tin liên quan
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ngoại trưởng G7 kêu gọi nỗ lực tránh làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông
08:04 | 05/08/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc đề nghị WTO lập ủy ban giải quyết tranh chấp trợ cấp xe điện của Mỹ
09:13 | 16/07/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK