Cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu
Căng thẳng Nga-Ukraine khiến giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng. |
Trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, các ngân hàng trung ương cũng đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát cao kéo dài. Căng thẳng hiện nay được dự báo sẽ đẩy giá dầu và khí đốt lên cao và tiếp tục làm chậm quá trình phục hồi kinh tế, đặc biệt là ở châu Âu, dẫn đến lo ngại gia tăng về diễn biến lạm phát, đồng thời làm trầm trọng thêm vấn đề nan giải về thời điểm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Chuyên gia Daniela Ordonez tại cơ quan nghiên cứu Oxford Economics lưu ý rằng mặc dù cuộc khủng hoảng Ukraine là phép thử đối với sự lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, các cuộc khảo sát cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng toàn cầu của tập đoàn Citi Nathan Sheets cảnh báo leo thang căng thẳng có thể nhanh chóng ảnh hưởng tới tâm lý lạc quan này. Một cuộc xung đột trên toàn Ukraine sẽ làm suy yếu triển vọng về con đường phục hồi kinh tế suôn sẻ khi áp lực lạm phát đang làm suy giảm thu nhập của các hộ gia đình.
Các nhà kinh tế tin rằng mối đe dọa ngay lập tức đối với kinh tế toàn cầu từ các lệnh trừng phạt gia tăng sẽ chỉ là hạn chế. Tuy nhiên, tác động gián tiếp của các hành động của Nga đối với giá dầu và khí đốt toàn cầu có nguy cơ lớn hơn rất nhiều. Trong phiên giao dịch sáng 24/2 (giờ Việt Nam), giá dầu đã vượt mốc 100 USD/thùng. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ước tính nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn, tỷ lệ thiếu hụt khí đốt ở mức 10% có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,7%, với những tác động rõ rệt nhất ở các nước có ngành điện và khí đốt lớn và các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí đốt.
Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới. Do phần lớn châu Âu phụ thuộc vào khí đốt và than nhiệt của Nga, nhà phân tích Matthew Hope của Credit Suisse cảnh báo, nếu xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu bị cắt giảm bởi một trong hai bên, sản xuất công nghiệp sẽ chậm lại đáng kể và gây ra mối đe dọa của một cuộc suy thoái toàn cầu.
Viễn cảnh về kịch bản căng thẳng ở châu Âu đến vào thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Chi phí điện năng tăng cao đã khiến lạm phát tăng cao hơn, làm phức tạp thêm sự phục hồi sau đại dịch và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất.
Nhà kinh tế trưởng của AMP Capital, Shane Oliver đánh giá, khi Nga tấn công Ukraine, các lệnh trừng phạt sẽ được tăng cường, làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu. Dự báo, giá cổ phiếu có thể sẽ giảm thêm 10% và thị trường sẽ mất khoảng 6 tháng để phục hồi.
Tuy nhiên, nếu các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia vào việc này, thị trường cổ phiếu có thể giảm tới 1/5. Bên cạnh đó, bà Helena Croft, Giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu của RBC Capital, cho rằng nguy cơ lạm phát giá thực phẩm xuất phát từ cuộc xung đột cũng sẽ nghiêm trọng do Nga và Ukraine chiếm tổng số 1/4 lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu. Riêng Ukraine chiếm 13% lượng ngô xuất khẩu toàn cầu.
Tin liên quan
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác, vị thế đất nước
07:38 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
EU lo ngại việc Nga và Triều đẩy mạnh hợp tác quân sự
08:06 | 22/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK