Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ghép thanh “ngủ đông”
Đơn hàng xuất khẩu gỗ giảm 30-50%, doanh nghiệp nhỏ đóng cửa | |
Đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sản xuất cầm chừng | |
Xuất khẩu gỗ khó hoàn thành mục tiêu 16,5 tỷ USD? |
Nhiều DN gỗ ghép thanh đang rơi vào tình trạng tồn kho tăng cao, khó quay vòng vốn. Ảnh: N.Thanh |
Giảm trên 50% đơn hàng
Tiếp xúc, lắng nghe câu chuyện của nhiều DN XK gỗ ghép thanh trong những ngày gần đây, phóng viên ghi nhận sự buồn bã, ảm đạm. Bà Nguyễn Hoàng Lý, Giám đốc Công ty TNHH Mộc Quyết Thắng (ở khu phố 8, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chia sẻ: thị trường gỗ ghép thanh ổn định trong vòng 10 năm trở lại đây. Đáng chú ý, thời điểm dịch Covid-19, thị trường gỗ ghép thanh phát triển rất tốt, có thời điểm sản xuất không kịp để bán, không có tình trạng tồn nguyên liệu trong kho.
Tuy nhiên, 8 tháng trở lại đây, lượng tiêu thụ gỗ ghép thanh giảm sút nghiêm trọng. Đơn hàng của DN đã giảm trên 50%, XK nhỏ giọt. Những đơn hàng còn tồn mà khách hàng đã đặt trước đó, đối tác cũng giãn, hoãn giao hàng. Đầu ra của gỗ ghép thanh là làm hàng bàn, ghế, tủ, giường xuất đi Hoa Kỳ, EU. Kinh tế suy thoái tại các thị trường này khiến “tắc” đầu ra, không có đơn hàng XK.
“DN rơi vào tình trạng quay vòng nguồn vốn khó khăn. Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, DN đang phải đối mặt với khó khăn cả về tài chính, đơn hàng cũng như thị trường. DN hiện đang cố gắng cầm cự từ những đơn hàng sản xuất, XK nhỏ nhằm duy trì hoạt động, giữ chân công nhân”, bà Lý nói.
Tại Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu Lâm sản Hải Oanh (thôn Yên Thái, xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), nhiều chồng gỗ ghép thanh cũng nằm im lìm, nối nhau san sát từ ngoài đường vào nhà xưởng. DN này đang phải chịu sức ép rất lớn khi tồn khoảng 1.400 m3 gỗ ghép thanh, tương đương đọng vốn khoảng 20 tỷ đồng.
Ông Đỗ Văn Hải, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, xuất nhập khẩu Lâm sản Hải Oanh cho biết: DN có hai mảng kinh doanh là gỗ ghép thanh và dăm gỗ. DN gia nhập thị trường gỗ ghép thanh vào năm 2018, khi thị trường đang có nhu cầu lớn. Thị trường đắt khách lại là lúc DN còn nhiều bỡ ngỡ. Bước sang năm 2020, 2021 thị trường vẫn còn túc tắc đơn hàng do nhu cầu sản xuất, chế biến mặt hàng đồ gỗ nội thất và gỗ ngoài trời XK tăng cao. Tuy nhiên, bắt đầu từ quý 1/2022 DN không bán được nữa. Hàng hóa không bán được song DN vẫn phải trả lãi vay và nhiều khoản chi phí khác. Công ty đã phải cắt giảm 80% lao động từ thời điểm hết quý 1/2022.
Ông Đỗ Văn Hải cho biết thêm: Chúng tôi sản xuất và bán cho công ty thương mại trong TPHCM, Bình Dương. Tại đây, họ có các nhà máy sản xuất chế biến sâu về tủ quần áo, đồ gỗ XK sang thị trường Hoa Kỳ, EU. Tuy nhiên, lạm phát cao, kinh tế suy thoái tại các quốc gia này khiến phần đông người dân tại các thị trường ưu tiên tiêu dùng lương thực, thực phẩm, có xu hướng giảm chi tiêu vào những mặt hàng xa xỉ. Đồ gỗ được coi là mặt hàng không thiết yếu, dẫn tới rất khó tiêu thụ. Do không XK sản phẩm được nữa, các nhà máy chế biến đồ gỗ ngừng mua gỗ nguyên liệu.
Cầm cự chờ thị trường “ấm” lên
Để tháo gỡ phần nào khó khăn, các DN gỗ ghép thanh đã phải lựa chọn phương án hạ giá sản phẩm. Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây, giá bán gỗ ghép thanh khoảng 12 triệu đồng/m3 (năm 2021), nhưng nay nhiều DN chào bán tại thị trường với mức giá chỉ 8-9 triệu đồng/m3. Đây là mức giá dưới giá thành sản xuất. Tuy nhiên, dù chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn, các DN cũng không bán được hàng. Bản chất câu chuyện không phải là giá cả mà do không có thị trường đầu ra.
Ông Đỗ Văn Hải phân tích: “Nếu thị trường gỗ nguyên liệu ‘ấm’ lên, phải mất 6 - 8 tháng sau DN mới giải quyết hết hàng tồn, khi đó hoạt động sản xuất mới khôi phục về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng ‘đóng băng’ của ngành sản xuất đồ gỗ kéo dài, nguy cơ công ty sẽ không thể cầm cự được. Hiện tại ở Thanh Hóa đã có một số nhà máy chuyên sản xuất gỗ ghép thanh lâm vào tình thế phá sản phải rao bán nhà máy”.
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều DN gỗ ghép thanh lựa chọn phương thức "ngủ đông" để đợi thị trường “ấm” dần. Sự chờ đời này đến khi nào và trong bao lâu tùy thuộc vào nguồn lực của mỗi DN. “Hầu hết DN đều đang gặp khó khăn. Công ty đang cố gắng duy trì hoạt động khoảng 50%. Tiền hàng về nhỏ giọt và chậm, DN duy trì trả lãi ngân hàng và lương công nhân”, bà Nguyễn Hoàng Lý cho biết thêm.
Thông thường, sản xuất gỗ ghép thanh cho lợi nhuận cao gấp đôi so với làm dăm gỗ. Tuy nhiên, năm nay tình thế diễn biến có phần bất thường khi gỗ ghép thanh ế ẩm, trong khi từ đầu năm đến nay dăm gỗ lại đắt khách, được giá.
Khi phóng viên đặt vấn đề, DN gỗ ghép thanh có tính đến phương án dần chuyển đổi mặt hàng kinh doanh từ gỗ ghép thanh sang dăm gỗ hay không, không ít DN bày tỏ thái độ khá băn khoăn. Bà Nguyễn Hoàng Lý bộc bạch: “DN vốn chuyên làm mảng cung cấp gỗ nguyên liệu nên việc chuyển sang định hướng mới cũng khó khăn”. Bên cạnh đó, hiện tại ngành dăm gỗ đang "hot" nhưng các DN gỗ ghép thanh rất băn khoăn, liệu một vài năm nữa ngành dăm gỗ còn phát triển tốt như hiện tại hay không? DN chuyển hướng kinh doanh tại thời điểm hiện nay còn kịp để hưởng lợi từ thị trường dăm gỗ “nóng” lên hay không?
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK