Doanh nghiệp xoay chuyển phương án kinh doanh
Đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động trong ngành dệt may. Ảnh: Vietnam+ |
Mở lối từ thị trường xuất khẩu
Ngày 21/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt 1,5 triệu doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ đưa ra các giải pháp hỗ trợ giảm chi phí cho DN, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đơn giản hóa tối đa các quy trình hành chính hiện tại hoặc xem xét áp dụng các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu thời gian, chi phí. Bộ Công Thương cần phối hợp với các bộ, hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chỉ đạo hệ thống Thương vụ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp kết nối đối tác và thâm nhập thị trường nước ngoài. |
Câu chuyện thiếu đơn hàng, hàng hóa tồn kho lớn của các doanh nghiệp dệt may đã nói đến rất nhiều. Để đối phó với tình hình này, các doanh nghiệp dệt may đã phải chuyển hướng, không thể phụ thuộc vào các thị trường và sản phẩm truyền thống mà cần phải đa dạng hoá. Trong chia sẻ mới đây, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến cho hay, trước những khó khăn từ thị trường, các doanh nghiệp đang tìm mọi giải pháp nhằm tìm ra những phân khúc thị trường riêng và độc đáo.
Chẳng hạn, theo ông Vũ Đức Giang, các doanh nghiệp dệt may đang tìm cách hướng đến thị trường của các nước khu vực các nước Mỹ Latin, Trung Phi và thị trường Trung Đông. Về sản phẩm, các doanh nghiệp dệt may đang sản xuất nhiều sản phẩm cho thị trường có người tiêu dùng theo đạo Hồi, với những sản phẩm thời trang rất riêng biệt.
Nói cụ thể hơn, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean (Vitajean) chia sẻ, sản xuất quần áo đạo Hồi là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp dệt may đang lựa chọn trong bối cảnh đơn hàng xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ sụt giảm. Ông Phạm Văn Việt còn cho biết, tùy từng thị trường mà các doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn sản phẩm khác nhau, nhưng trong bối cảnh nhu cầu người tiêu dùng sụt giảm khiến đơn hàng giảm thì việc có được đơn hàng, đảm bảo việc làm cho người lao động là hướng đi luôn được các doanh nghiệp ưu tiên.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đang tiến tới tận dụng tốt hơn thị trường ASEAN do đây là thị trường không khó tính như nhiều thị trường khác tại Đông Bắc Á, châu Âu. Không những thế, ASEAN còn có vị trí địa lý gần gũi, nhu cầu sử dụng hàng hóa có nhiều điểm tương đồng cùng những thuận lợi về thủ tục xuất nhập khẩu và thuế quan… nên có thể giúp hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường.
Theo Bộ Công Thương, nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong thời gian tới, các doanh nghiệp nên tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ Latin, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan như ASEAN. Song song với đó là phải đẩy mạnh khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Đổi mới sản phẩm, sản xuất xanh hơn
Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Sẵn sàng cho đầu tư, hợp tác Trước bối cảnh nhiều biến động và tiềm ẩn nguy cơ thách thức của kinh tế thế giới nói chung, việc các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ các thuận lợi, khó khăn để có kế hoạch, chiến lược cụ thể là cần thiết. Nên bên cạnh việc tìm ra các giải pháp vượt qua các thách thức hiện nay về vốn, tài chính, thị trường thì các doanh nghiệp cần chuyên sâu và nâng chất lượng sản phẩm, để sẵn sàng tiến tới hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp có vốn FDI. Ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Giải quyết bài toán thị trường Doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn từ những tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu càng suy giảm nên nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, người lao động mất viêc làm. Do đó, bài toán thị trường cần được giải quyết nhanh, bởi nước ta là nền kinh tế có độ mở lớn, xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao. Nếu thị trường xuất khẩu khó khăn thì cần có giải pháp để tăng sức cầu của thị trường trong nước với các chính sách về giảm thuế, tăng hỗ trợ an sinh xã hội… Ngoài ra, Chính phủ nên tiến hành những giải pháp về dài hạn, tập trung vào 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư, với đầu tư công được thúc đẩy nhanh sẽ lan tỏa, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân cùng phục hồi. |
Cùng với thị trường, đổi mới sản phẩm cũng là cách để các doanh nghiệp vượt lên khó khăn. Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK) được nhận định là có thể phục hồi, “lội ngược dòng” từ lợi thế mà mảng sợi tái chế mang lại từ quý 3/2023, khi mục tiêu của STK là sợi tái chế sẽ chiếm 56% tỷ trọng sản lượng sản xuất trong năm nay. Giới chuyên gia đã từng lưu ý những bất cập từ sợi truyền thống (sợi tự nhiên và sợi tổng hợp) có thể làm trầm trọng thêm tình hình xuất khẩu sợi nói riêng và xuất khẩu dệt may nói chung của Việt Nam.
Không chỉ với ngành sợi, theo giới chuyên gia, để cải thiện tình hình xuất khẩu, các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư nhiều hơn vào “sản xuất xanh”, phát triển “thương hiệu xanh” để thu hút được đơn hàng xuất khẩu về nhiều hơn. Bởi hiện nay, các thị trường lớn đang đặt ra những yêu cầu rất lớn về bảo vệ môi trường.
Mới đây, Công ty Cổ phần nhựa tái chế Duy Tân đã khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất nhựa tái chế với năng lực sản xuất lên đến 30.000 tấn/năm tại Long An. Năm 2022, Công ty đã tái chế hơn 1,3 tỷ chai nhựa được thu gom trong nước. Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu 4.200 tấn hạt nhựa tái chế sang 12 quốc gia bao gồm Mỹ và EU.
Có thể thấy, các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để ứng phó với khó khăn, để biến thách thức thành cơ hội. Theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp vẫn có nhiều cơ hội để tận dụng, đặc biệt là doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với tình hình mới. Theo đó, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng, tìm những hướng đi mới cho sản phẩm và thị trường đầu ra…
Theo TS. Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings, với thị trường nhiều biến động, các doanh nghiệp không có cách nào khác là phải từng bước nâng cao khả năng, năng lực nội sinh để củng cố nền tảng vững chắc, tăng khả năng thích nghi và năng lực chống chịu, tự cường, bình tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức nhằm tiếp tục duy trì động lực thúc đẩy phát triển kinh doanh ổn định và bền vững.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics