Không thể "phanh gấp", doanh nghiệp cần pháp luật kinh doanh ổn định
Giải quyết những thách thức cho doanh nghiệp phục hồi | |
Mối lo từ doanh nghiệp “rút lui” | |
Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp |
Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2022. Ảnh: H.Dịu |
Nhanh chóng ban hành chính sách ứng phó khó khăn
Theo thống kê của VCCI, so với trung bình các năm, tổng số văn bản và số lượng từng loại văn bản ban hành trong năm 2022 đều có xu hướng giảm. Vì thế, VCCI nhận định, công tác xây dựng thể chế, chính sách vẫn được các cơ quan nhà nước thực hiện tích cực và công phu và cẩn trọng hơn trước.
Phát biểu tại Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2022 do VCCI tổ chức vào ngày 4/4, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI đã nêu ra một số “dòng chảy” trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, trước bối cảnh năm 2022 là một năm nhiều biến động và thách thức đối với kinh tế thế giới và Việt Nam.
Theo đó, các chính sách ứng phó với những tác động của kinh tế thế giới hợp lý và khá linh hoạt. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao việc Nhà nước đã nhanh chóng ban hành các chính sách để ứng phó, chẳng hạn như cắt giảm các loại thuế về thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) để kiềm chế giá xăng dầu – nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành, lĩnh vực và kiềm chế lạm phát.
Đồng thời, các chính sách liên quan đến hỗ trợ, phục hồi sau đại dịch tiếp tục được thúc đẩy, đã góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tuy vậy, theo VCCI, vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình thực thi khiến cho một số chính sách này chưa phát huy một cách hiệu quả, chẳng hạn như chương trình hỗ trợ lãi suất 2%. Gói tín dụng này đang giải ngân được rất ít. Theo phản ánh từ nhiều doanh nghiệp và chuyên gia, các doanh nghiệp rất muốn vay được theo gói hỗ trợ này, nhưng bản thân các ngân hàng thương mại ngần ngại trong việc giải ngân.
Câu hỏi về tính thực chất của cải cách
Ngoài ra, Chủ tịch VCCI đánh giá, các chính sách liên quan đến nền tảng số tiếp tục được hoàn thiện; hoạt động cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ tiếp tục được thúc đẩy.
Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022 của VCCI chỉ ra, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2022 “có tinh thần cải cách nhưng vẫn nhiều điều băn khoăn về tính thực chất”. Theo đó, các vấn đề về cải cách thủ tục tập trung chủ yếu ở việc bãi bỏ các tài liệu trong hồ sơ mà cơ quan cấp phép đã có và/hoặc tra cứu được trong hệ thống dữ liệu thông tin của cơ quan nhà nước, bổ sung phương thức điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, chuẩn hóa các tài liệu trong hồ sơ theo hướng ban hành một số mẫu tài liệu, giảm số lượng hồ sơ phải nộp - thường rút xuống còn 1 bộ hồ sơ, giảm số thời gian giải quyết thủ tục - rút ngắn thời gian xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, thời gian thẩm định và trả kết quả. VCCI cho rằng, những đề xuất này vẫn chưa “đủ mạnh”. Nếu xem xét trong hệ thống pháp luật kinh doanh vẫn còn khá nhiều quy định bất cập, vướng mắc, gây khó cho doanh nghiệp, nên doanh nghiệp luôn đặt dấu hỏi về tính thực chất trong các hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. |
Tuy nhiên, theo ông Phạm Tấn Công, bên cạnh việc đánh giá cao những nỗ lực nói trên của cơ quan quản lý, doanh nghiệp vẫn còn những băn khoăn về tính thực chất của hoạt động này. Bởi nhiều quy định vướng mắc, gia tăng chi phí kinh doanh một cách bất hợp lý cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, các kết quả cải cách vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Gánh nặng chính sách đối với doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức, thể hiện qua nhiều bất cập khác nhau. Có những vấn đề kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết; thậm chí thời gian gần đây mức độ rủi ro càng tiềm ẩn lớn hơn.
Đơn cử, theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, quy định về điều kiện đảm bảo phòng cháy chữa cháy chưa khoa học; chưa phân loại theo mức độ rủi ro của ngành nghề sản xuất, kinh doanh; áp đặt điều kiện quá mức cần thiết và làm tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp. Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng, giấy phép phòng cháy chữa cháy và giấy phép hoàn công đã được cấp khi xây dựng nhà máy ban đầu khác biệt với quy định hiện hành, dẫn đến tăng chi phí và kéo dài thời gian cấp phép cho doanh nghiệp.
Cùng với vấn đề nêu trên, Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh 2022 của VCCI cũng chỉ ra góc nhìn của các doanh nghiệp đối với việc soạn thảo các đạo luật lớn liên quan đến dự án đầu tư kinh doanh như Dự thảo Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
VCCI đánh giá, sửa đổi 4 luật là hoạt động rà soát những điểm vướng, chồng chéo của các quy định. Việc cơ quan chủ trì soạn thảo các luật tiến hành rà soát các quy định sẽ góp phần khắc phục được tình trạng thiếu nhất quán giữa các quy định trong hệ thống pháp luật về đầu tư, từ đó gỡ vướng rất lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, một mong muốn quan trọng mà cộng đồng doanh nghiệp muốn truyền tải trong Báo cáo này là sự ổn định môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Đối với các dự án đầu tư lớn, thực hiện trong thời gian dài, các nhà đầu tư luôn đòi hỏi tính ổn định và khả năng dự đoán của môi trường pháp lý để quyết định liệu có đầu tư hay không. Rủi ro pháp lý cao đồng nghĩa với hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp kém thuận lợi.
“Tuân phủ pháp luật là bắt buộc nhưng cũng liên quan đến cách điều hành, vận hành, ban hành chính sách. Những doanh nghiệp lớn đầu ngành như những con tàu lớn, không thể phanh gấp nên rất cần môi trường kinh doanh ổn định”, Chủ tịch VCCI nêu rõ.
Năm 2023, các chuyên gia nhận định nền kinh tế sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn. Vì thế, những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo môi trường chính sách an toàn cho doanh nghiệp cần được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương và nỗ lực thực thi cần mạnh mẽ hơn.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics