Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trường tồn
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn | |
Doanh nghiệp thêm khó vì giá vật liệu xây dựng tăng cao | |
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, bảo vệ thương hiệu và các tài sản số |
Khách mua hàng tại cửa hàng PNJ. Ảnh T.L |
Xây dựng thương hiệu là một hành trình
Chia sẻ về câu chuyện xây dựng thương hiệu, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho rằng, xây dựng thương hiệu không phải một ngày mà là một hành trình; xây dựng một thương hiệu cũng như xây dựng một con người. Cũng như PNJ, xây dựng thương hiệu không phải một cái nhãn, nó là một chiến lược.
Dẫn chứng từ PNJ, bà Dung tiết lộ, một ngày bà nhận ra mình làm rất nhiều sản phẩm, công nghệ hiện đại nhưng người dân không biết, lại tưởng đó là hàng từ nước ngoài. Nhớ như in bước ngoặt khiến bà phải xây dựng thương hiệu, đó là khi ngồi ở sân bay, thấy một phụ nữ đeo sợi dây chuyền rất đẹp bà có hỏi sợi dây được mua ở đâu và cô ấy nói rằng được chồng mua bên Dubai. Tuy nhiên, cô gái không ngờ khi bà lật chiếc tag thì đó lại là của PNJ. Điều này đã thôi thúc bà phải xây dựng thương hiệu.
“Tôi nhận ra rằng nếu PNJ cứ sản xuất những sản phẩm tốt nhưng không xây dựng thương hiệu thì người Việt Nam cũng không ai biết. Vì vậy, từ năm 1995, PNJ bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Đặc biệt, thông qua chương trình 20 hạt giống của TPHCM, được hướng dẫn về làm thương hiệu, PNJ đã không ngừng làm mới mình”, CEO Cao Thị Ngọc Dung chia sẻ.
Tương tự với KIDO, sau 19 năm tiếp quản (2003), từ một công ty thua lỗ, KIDO đã vực dậy và tạo ra dấu ấn trên từng sản phẩm kem được tung ra thị trường. Khi được giới trẻ yêu thích họ còn hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Theo CEO Trần Lệ Nguyên, thay đổi chiến lược từ xây dựng thương hiệu tập đoàn đa quốc gia chuyển sang phục vụ mục đích nội địa hóa đã giúp KIDO thành công. Vì vậy, doanh nghiệp luôn luôn nắm bắt xu hướng mới nhất, đáp ứng theo thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng. Đặc biệt là có hệ thống logistic đưa sản phẩm đến khắp mọi miền đất nước. Nhờ vào đó, mảng kem của KIDO chiếm 45% thị phần cả nước.
Còn theo ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk, xây dựng giá trị thương hiệu là phải thật từ tâm. Khi tham gia các hội thảo về thương hiệu, mọi người thích nghe thông điệp cảm xúc. Lý tính hay cảm tính khi làm thương hiệu đều quan trọng. “Xây dựng thương hiệu chúng tôi chưa bao giờ chủ quan, chúng tôi có bộ phận chiến lược xác định, tư vấn cho hội đồng quản trị... để thương hiệu không chỉ loay hoay với những sản phẩm quen thuộc trong khi thị trường, thị hiếu người dùng thay đổi”, ông Trí nhấn mạnh.
Để thương hiệu trường tồn
Chia sẻ về việc xây dựng thương hiệu trường tồn, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM nhấn mạnh, một thương hiệu tốt là thương hiệu có độ nhận diện rộng rãi. Bước cao hơn của thương hiệu có nhận biết tốt là thương hiệu được yêu mến. Thương hiệu được xây dựng, không chỉ vì lợi nhuận doanh nghiệp mà còn hướng đến lợi ích cộng đồng. Vì vậy, dù là khó nhưng việc xây dựng thương hiệu trường tồn nên là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ dự đoán 2023 sẽ là năm vất vả, khó khăn hơn rất nhiều so với năm 2022. Nhưng bằng cách tiếp cận thực tiễn của thành phố, ông Vũ mong đợi các doanh nghiệp có thể có nhiều bứt phá, bước tiến mới.
“Các thương hiệu nhỏ, mới xuất hiện nên có sứ mệnh cụ thể để nhanh chóng giành được thiện cảm từ công chúng. Thương hiệu đã phát triển vững mạnh nhiều năm trong nước, thì sẵn sàng để vươn mình ra thị trường quốc tế. Không chỉ có lợi ích kinh tế, thương hiệu Việt Nam phát triển toàn cầu sẽ giúp ích trong việc nâng cấp hình ảnh nước nhà trong mắt các bạn bè năm châu”, ông Vũ nhấn mạnh.
Theo bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc nghiên cứu hành vi khách hàng - NielsenIQ Việt Nam, trong thời điểm khó khăn, việc trở nên gần gũi và thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội phát triển.
Xuất phát từ phục vụ nhu cầu và thấu hiểu khách hàng, ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư U&I cho biết, đối với doanh nghiệp có sản phẩm, đối tượng duy nhất phải săn đón và lắng nghe là khách hàng. Chỉ có theo sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết mong muốn của họ thì mới mong tìm ra vấn đề, cải tiến được sản phẩm. Đồng thời, công ty luôn có đội ngũ dùng thử sản phẩm, tuyệt đối không truyền thông, quảng cáo cho các tính năng không có thật. Tất cả các khâu để ra thành phẩm đều phải qua bộ lọc, để đảm bảo sản phẩm chất lượng nhất, “thật” nhất đến tay người tiêu dùng.
Chia sẻ về câu chuyện xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động cho biết, Bách Hóa Xanh từng có bài học lớn trong dịch Covid-19. Nhìn nhận của CEO thời điểm đó ưu tiên giải quyết sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nhưng cái dở của hệ thống là chưa kiểm soát tốt và chưa ý thức hết những nhạy cảm với người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng dễ tha thứ nếu mình làm thật. Nhìn vào lượng khách đến các cửa hàng trong chuỗi đang tăng lên 30-40% so với trước và doanh thu cũng tăng lên, chúng tôi thấm thía chỉ khi làm điều thật thì người tiêu dùng mới quay lại.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK