Doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa chống dịch
Các doanh nghiệp tin tưởng vào công tác phòng, chống dịch của Chính phủ. Ảnh: ST |
Khai báo y tế đối với 100% công nhân
Ngay sau khi phát hiện thêm một số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện biện pháp bắt buộc kê khai và khai báo y tế đối với 100% công nhân tại các doanh nghiệp. Theo đó, Tỉnh triển khai nghiêm túc biện pháp bắt buộc kê khai và khai báo y tế đối với 100% công nhân tại doanh nghiệp, công trường xây dựng. Theo dõi biến động khách ra, khách vào, người đến làm việc phải khai báo y tế bắt buộc.
Đồng thời, yêu cầu xét nghiệm 100% đối với người lao động có nguy cơ lây nhiễm, số công nhân đi khỏi địa phương trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2021. Như vậy, hơn 8.000 doanh nghiệp có đăng ký thuế tại Vĩnh Phúc sẽ phải hoàn thành khai báo y tế và báo cáo trước 08h00 ngày 7/5/2021 để Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.
Còn tại Hà Nam, nơi đang là điểm nóng Covid, các doanh nghiệp cũng đã triển khai đầy đủ quy định về phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là thực hiện khẩu hiệu 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế; 100% cán bộ, công nhân thực hiện hiện đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, khai báo y tế đầy đủ; giữ khoảng cách, hạn chế nói chuyện, tập trung đông người. Các doanh nghiệp thực hiện phun khử khuẩn tại khu vực làm việc, nhà ăn, phân xưởng; có phương án chia ca làm việc cho phù hợp và bố trí giờ ăn, bàn ăn riêng bằng các vách ngăn để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, không chỉ riêng Vĩnh Phúc hay Hà Nam mà rất nhiều địa phương khác có các ca nhiễm mới trong cộng đồng cũng đã nhanh chóng triển khai các biện pháp chống dịch.
Đơn hàng tốt, yên tâm sản xuất
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên - một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nơi vừa phát hiện thêm một số ca mắc Covid-19 cho biết, năm 2020, doanh thu của Tổng công ty May Hưng Yên đã giảm khoảng 5% so với năm 2019. Tuy nhiên, đầu năm 2021, khi vắc xin phòng dịch Covid-19 được đưa vào sử dụng, đơn hàng cũng dần quay trở lại với May Hưng Yên. Đáng chú ý, nhờ là điểm sáng trong việc triển khai khống chế dịch trên thế giới nên hiện nay Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn, nơi dịch chuyển đáng chú ý của các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 7, tập trung vào thị trường Mỹ (trên 50%), châu Âu, Nhật Bản.
“Nguồn hàng với thị trường dệt may hiện đang khá nhiều, bởi một số thị trường đang bị ảnh hưởng bởi dịch nặng như Malaysia, Trung Quốc đã có sự dịch chuyển nhiều vào Việt Nam. Mặt khác, thị trường Myanmar đang có nhiều xáo trộn, một số nhà đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc rút ra và dịch chuyển đầu tư về Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ vào thành tích chống dịch thành công, có ít doanh nghiệp phải đóng cửa, bạn hàng trên quốc tế tin tưởng và lựa chọn Việt Nam nhiều hơn cho các đơn hàng của mình nên so với năm trước, lượng hàng đã cao hơn đến 30%.
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết thêm, đứng ở góc độ là một doanh nghiệp, chúng tôi hết sức tin tưởng vào việc phòng chống dịch của Việt Nam và yên tâm trong việc kinh doanh tại thời điểm này. Chắc chắn là doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng về lực lượng lao động bởi dịch trong giai đoạn hiện nay tuy không nhiều. Điều này còn phụ thuộc vào lao động thuộc bộ phận nào, nếu là lao động kỹ thuật cao thì sẽ có sự ảnh hưởng nhất định. Hiện nay, chúng tôi chưa thống kê được con số chính xác về số lao động của công ty có tiếp xúc với các F. Nếu như trước đây, chúng tôi chỉ quy định lao động đi ra ngoài tỉnh mới phải khai báo y tế nhưng đến nay chúng tôi đã yêu cầu toàn bộ lao động phải khai báo y tế, thực hiện đo nhiệt độ, sát khuẩn. Khi đến công ty, lao động phải đảm bảo đeo khẩu trang liên tục, giữ khoảng cách tiếp xúc cũng như thực hiện 5K tốt”, ông Dương cho biết thêm.
Ông Nguyễn Xuân Dương cũng cho rằng dù các đơn hàng dệt may đã quay trở lại, song để đạt đỉnh nhu cầu như những năm trước đại dịch là chưa thể. Do đó, các doanh nghiệp dệt may rất cần các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Theo đó, ngoài giảm thuế, lùi thời gian nộp tiền đất cho doanh nghiệp, cần đổi mới thêm các chính sách, Luật Đất đai. Nhiều nhóm đầu tư rút từ Trung Quốc hay nước khác vào Việt Nam rất cần đất đai, đầu tư thêm công nghệ... cần tạo chính sách thuận lợi cho họ để tạo điều kiện xây dựng những chuỗi liên kết dệt may khép kín. Từ đó, tăng năng lực cho doanh nghiệp trong nước, tăng lượng và giá trị xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp dệt may. Đặc biệt, cần tăng cường việc đào tạo lao động để sớm chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng được cuộc CMCN 4.0.
Còn theo ông Trần Anh Minh, Phó Giám đốc Công ty TNHH và Sản xuất Anh Dương – một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm về gỗ, do tình hình dịch bệnh nên bắt đầu từ ngày 5/5 chúng tôi đã triển khai phân chia ca làm, mỗi ca không quá 20 lao động. Đồng thời tại các khu vực làm việc chúng tôi cũng đã lắp đặt các tấm vách ngăn, lao động toàn công ty cũng phải thực hiện khai báo y tế, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách. Về tình hình sản xuất kinh doanh, các đơn hàng của chúng tôi hiện mới chỉ đạt được 90% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên về triển vọng chúng tôi cho rằng, cùng với việc khống chế tốt dịch như các giai đoạn đỉnh điểm của dịch ở Việt Nam năm ngoái, năm nay với sự xuất hiện của vắc xin và kinh nghiệm phòng dịch tốt, các chỉ tiêu kinh doanh của công ty sẽ vẫn tăng cao hơn so với năm ngoái từ 30-40%.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK