Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 3: "Khoác áo" công nghệ mới cho nông sản
Những lô vải tươi đầu tiên XK thành công sang Nhật đã được đánh giá chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Hái "trái ngọt" trên đất Nhật bằng công nghệ mới
Mùa dịch Covid-19 năm nay, giữa những tín hiệu không mấy khả quan trong XK nông sản nói chung khi hàng loạt mặt hàng tỷ USD bị sụt giảm nghiêm trọng trị giá XK, khó khăn thị trường diễn ra liên tiếp nhiều tháng, điểm sáng dễ nhận thấy nhất chính là câu chuyện lần đầu tiên vải thiều tươi của Việt Nam được XK thành công vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Nhật Bản.
Sau bao nỗ lực, ngày 21/6/2020, 2 lô vải đầu tiên của Công ty XK Ameii (trọng lượng 1.075 kg) và Công ty Chánh Thu (trọng lượng 1.000 kg) đã "cháy hàng" tại thị trường Nhật Bản ngay sau khi vừa đến thị trường này vào ngày 20/6. Mức DN bán sỉ cho các siêu thị tại Nhật Bản dao động từ 8-12 USD/kg. Trong khi đó, giá vải thiều thu mua tại thời điểm đó là 38.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu của phóng viên, điểm mấu chốt nhất trong việc đưa được vải thiều tươi XK sang Nhật Bản thành công trong vụ vải năm nay là Việt Nam đã thiết kế thành công hệ thống xử lý, khử trùng vải thiều bằng Methyl Bromide, hệ thống có khả năng làm sạch 100% các đối tượng dịch bệnh. Dây chuyền xử lý này được Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NNPTNT nghiên cứu, hoàn thiện ngay trong mùa Covid-19, là một chamber (buồng) khử trùng thương mại đầu tiên được thiết kế theo yêu cầu từ phía Nhật Bán, trên cơ sở bám sát các đặc tính của quả vải thiều.
"Thông thường, đối với những loại trái cây khác sẽ tiến hành theo lối xử lý bảo quản, sau đó xử lý côn trùng và đưa đi xuất khẩu nhưng với trái vải, việc xử lý khử trùng bằng Methyl Bromide sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của trái vải nên buộc phải khử trùng trước, rồi mới nghiên cứu bảo quản để giữ được màu sắc tươi hồng của trái vải sau xử lý. Được biết, các cán bộ của Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch đã phải mất một tháng để xử lý bảo quản vải thiều sau khử trùng bằng một chất hoàn toàn hữu cơ do Viện nghiên cứu và đã ứng dụng trên nhiều loại trái cây khác.
Ở góc độ DN, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu cho hay, trước khi XK lô đầu tiên, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị do đi lại khó khăn làm cho DN thấp thỏm, lo lắng không yên. Tuy nhiên, cán bộ của Bộ NN&PTNT, Cục Bảo vệ thực vật, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, UBND tỉnh Bắc Giang… đã cùng DN cố gắng làm việc không ngơi nghỉ, thậm chí không nghỉ cuối tuần để chuẩn bị mọi thứ cần thiết kịp tiến độ.
“Chúng tôi được hỗ trợ công nghệ bảo quản từ Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cùng bí quyết riêng nên có thể bảo quản trái vải tươi theo quy định của thị trường Nhật từ 21-30 ngày. Mục tiêu của DN với thị trường Nhật là từng bước xây dựng hình ảnh và thương hiệu trái vải Việt Nam”, bà Vy nói.
Thành công từ áp dụng công nghệ bảo quản tươi lâu ngày
Cũng là vải thiều tươi XK, câu chuyện của Công ty Vina T&T Group lại càng củng cố thêm niềm tin chỉ cần nỗ lực cố gắng, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu thì dù là thị trường nào, khó tính đến đâu nông sản Việt cũng có thể chinh phục.
Cuối năm 2014, Bộ Nông nghiệp Mỹ chính thức cấp phép cho vải thiều tươi Việt Nam được XK vào Mỹ. Như vậy, vụ vải thiều năm 2015 là năm đầu tiên vải Việt chính thức lên đường đi Mỹ. Tuy nhiên, vài năm gần đây, XK vải thiều vào Mỹ vẫn còn khá hạn chế.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, DN đứng "top" đầu trong XK trái cây đi Mỹ hiện nay chia sẻ, năm 2019, DN này cũng chỉ đưa được 1 tấn vải sang Mỹ nhưng không thành công. Lý do được lãnh đạo Vina T&T Group đưa ra là Việt Nam chưa có công nghệ bảo quản, quả vải từ khi hái đến lúc hỏng chỉ từ 7-10 ngày. DN phải đưa hàng từ vùng nguyên liệu phía Bắc vào nhà máy sơ chế, đóng gói, chiếu xạ phía Nam bằng máy bay rồi tiếp tục đưa hàng sang Mỹ cũng bằng máy bay khiến giá thành đội lên rất cao, kém cạnh tranh tại Mỹ.
Bước sang năm 2020, câu chuyện đã khác đi khá nhiều. "Sau nhiều năm tìm kiếm, thử nghiệm, năm nay Vina T&T Group tự tin với công nghệ bảo quản vải tươi kéo dài đến 45 ngày nên có thể yên tâm đưa hàng vào Nam bằng đường bộ, xử lý rồi xuất sang Mỹ bằng tàu biển với giá cước chỉ bằng 1/36 đường hàng không", ông Tùng cho hay.
Ngoài việc nỗ lực đáp ứng yêu cầu để thúc đẩy XK trái cây tươi sang các thị trường đình đám, nâng cao chất lượng, nhấn vào chế biến sâu các sản phẩm như xoài, chanh dây... cũng là cách mà các DN nông sản tiến hành nhằm giúp mình vượt khó giữa thời dịch. Trường hợp của Công ty TNHH Long Uyên (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là một ví dụ điển hình.
Ông Nguyễn Võ Tuấn Huy, Giám đốc Công ty cho biết, so với năm 2019, những tháng đầu năm nay, sản lượng cũng như trị giá XK các sản phẩm trái cây chế biến của DN đều tăng. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn ổn định vì chúng tôi có những đơn hàng kéo dài cả năm 2020. Những sản phẩm trái cây tươi gặp khó trong quá trình XK do lo ngại dịch bệnh cũng như hạn chế trong lưu thông, nhưng với sản phẩm trái cây chế biến, những điểm yếu này hầu như được khắc phục", ông Huy nhấn mạnh.
Qua những câu chuyện điểm xuyết kể trên có thể thấy rằng, giữa lúc khó khăn chất chồng do ảnh hưởng dịch Covid-19, chính sự linh hoạt, sáng tạo, nỗ lực nâng cao chất lượng, đổi mới không ngừng nghỉ là yếu tố cốt lõi giúp các DN nông sản có thể “lội ngược dòng”, vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics