Doanh nghiệp Việt vững tin cho giai đoạn phát triển mới
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank: Cam kết kinh doanh hiệu quả song hành chia sẻ với doanh nghiệp
Ông Nghiêm Xuân Thành |
Kết thúc năm 2020, Viecombank tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ mang tính đột phá và đạt được những kết quả ấn tượng như: Triển khai đồng bộ các kịch bản phòng chống dịch Covid-19; tiên phong, chủ động đi đầu trong giảm lãi suất cho doanh nghiệp với lịch sử 5 lần cắt giảm lãi suất cho vay, con số kỷ lục là 3.700 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường cung ứng vốn tín dụng hợp lý; kiểm soát chất lượng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giảm còn 0,61% trên tổng dư nợ; duy trì vị trí vững chắc về hiệu quả hoạt động kinh doanh, là ngân hàng nộp ngân sách lớn nhất cả nước. Lần đầu tiên, giá cổ phiếu VCB vượt lên trên 100.000đồng/cổ phiếu và trở thành doanh nghiệp có mức vốn hóa cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong giai đoạn khó khăn nhất, hệ thống Vietcombank cơ bản vẫn hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, kế hoạch, năng lực tài chính tiếp tục tăng cường, bền vững hơn. Đó là cách Vietcombank khẳng định vị trí ngân hàng số 1, đồng thời là nền tảng để Vietcombank tăng trưởng nhanh, vững chắc trong thời gian tới.
Chỉ đạo, định hướng kinh doanh trong năm 2021 là tiếp tục quán triệt phương châm hành động: “Chuyển đổi, Hiệu quả, Bền vững”, quan điểm chỉ đạo điều hành “Trách nhiệm – Hành động – Sáng tạo”. Trong đó tập trung thực hiện 5 đột phá chiến lược và 3 trọng tâm, quan trọng nhất là đảm bảo mục tiêu dẫn đầu chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng. Các đơn vị sẽ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021, cũng như tăng cường quán triệt Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2021, cụ thể hoá nội dung, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến từng phòng, tổ và cá nhân tại đơn vị để hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Vietcombank cam kết tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong năm 2021, với mục tiêu trong năm nay là vừa kinh doanh hiệu quả, vừa đồng hành, chia sẻ với người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn. Vietcombank sẽ nỗ lực triển khai đề án chiến lược phát triển dài hạn ngân hàng trở thành ngân hàng tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Hương Dịu (ghi)
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời:Doanh nghiệp sẽ tự tin và có năng lượng cao hơn trong năm 2021
Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, tất cả DN đều mong đợi hỗ trợ từ Nhà nước, nhưng NSNN thì có hạn trong khi có rất nhiều vấn đề cần chi tiêu. Do đó, làm DN mà chỉ trông chờ vào hỗ trợ từ NSNN thì không nên, vì mỗi DN còn có trách nhiệm đóng thuế vào NSNN. Tuy nhiên, điều có thể nhìn thấy rõ nhất trong công tác hỗ trợ của Nhà nước thời gian qua chính là việc đã tháo gỡ những rào cản về hành chính và giải quyết vấn đề chống tiêu cực trong công tác quản lý. Đó là điều mà Chính phủ kiến tạo thời gian qua đã làm được. Tôi tin rằng quan điểm của một Nhà nước kiến tạo và quyết tâm tháo gỡ như thời gian qua sẽ tiếp tục phát huy ở thời kỳ mới. Các DN sẽ tự tin và có năng lượng cao hơn trong năm 2021. Nguyễn Hiền (ghi) |
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC:FLC đẩy mạnh đầu tư, triển khai các dự án tại các vùng đất mới
Ông Trịnh Văn Quyết |
Việc đẩy mạnh đầu tư, triển khai các dự án tại các vùng đất mới, nơi có các tiềm năng phát triển nhưng còn “ngủ quên”, chưa được khai thác sẽ được Tập đoàn FLC tiếp tục triển khai trong năm 2021.
Trong vòng 4-5 năm nay, Tập đoàn FLC đã tập trung đầu tư các dự án bất động sản vào nhiều địa phương, trong đó có cả các địa phương ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Bắc và hiện có nhiều dự án đang được đẩy mạnh triển khai thi công với khẩu hiệu thần tốc, chúng tôi sẽ tập trung vào hai phân khúc chủ lực của Tập đoàn là bất động sản nghỉ dưỡng và nhà ở thương mại shophouse.
Cùng với đó, Hãng hàng không Bamboo Airways, một hợp phần quan trọng trong hệ sinh thái FLC, cũng sẽ tiếp tục mở thêm nhiều đường bay kết nối nối trực tiếp các điểm du lịch đang lên của Việt Nam, các địa phương có các dự án của Tập đoàn với thị trường trong nước và quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu du lịch ngày một gia tăng, qua đó nâng tầm du lịch Việt Nam trên bản đồ quốc tế.
Trong năm 2021, để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các DN, Tập đoàn FLC kiến nghị với Chính phủ cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các DN nói chung, trong đó có FLC. Về thủ tục hành chính, cần tháo gỡ những điểm nghẽn, đẩy mạnh cải cách thủ tục cho các DN, để việc triển khai thủ tục pháp lý cho các dự án có thời gian ngắn nhất, trong khoảng trên dưới 1 năm, tối đa là 2 năm, không phải mất từ 3 -5 năm như hiện nay. Không nên để kéo dài thời gian triển khai các dự án đầu tư do những bất cập, không thống nhất trong hệ thống pháp luật. Một khi khó khăn của DN được tháo gỡ thì Nhà nước cũng được lợi, qua đó tăng thu cho ngân sách nhà nước, người lao động có thêm nhiều việc làm”.
Thu Hiền (ghi)
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta:Cần có sự chuẩn bị đồng bộ
Ngành tôm đang đứng trước thời cơ vàng tăng trưởng, khi các cường quốc tôm đối thủ đang bị đại dịch Covid-19 tác động khiến sản lượng tôm nuôi sụt giảm trong lúc các mắt xích trong chuỗi giá trị tôm Việt lại linh hoạt các hình thức hợp tác. Năm 2020, tốc độ phát triển ngành tôm của các doanh nghiệp khá tốt. Sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu đạt hai con số. Diễn tiến này, nếu kéo dài vài năm, ngành tôm Việt sẽ vươn lên dẫn đầu thế giới về quy mô, doanh số. Các doanh nghiệp đã nhìn rõ mười mươi cơ hội trước mắt từ Hiệp định EVFTA mang lại, song không thể không lo lắng, sốt ruột khi ngày càng nhiều thị trường đòi hỏi truy xuất nguồn gốc nhưng tỷ lệ diện tích tôm nuôi được cấp mã số còn ít. Để bảo đảm sự phát triển bền vững cần có sự chuẩn bị đồng bộ. Trong đó, một yếu tố cực kỳ quan trọng là truy xuất nguồn gốc. Việc này gắn liền công tác cấp mã số cơ sở nuôi. Tất cả ngành đang trông chờ cơ quan chức năng. Rõ ràng là chuyện quá khó, nhưng không thể chậm trễ hơn. Các doanh nghiệp tôm, người đang đứng mũi chịu sào cho sự tăng trưởng này nên nêu lên tiếng nói và tốt hơn là ý thức sẻ chia công việc này với cơ quan chức năng, càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, để có nhiều trang trại nuôi tôm quy mô hàng trăm hécta, cơ quan chức năng cần xem lại quy định hạn điền đang quá thấp, đang như vòng kim cô ngăn chặn tổ chức sản xuất quy mô lớn… Lê Thu (ghi) |
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG: Chúng tôi đủ tự tin
Ông Nguyễn Văn Thời |
Lũy kế 10 tháng năm 2020, TNG đạt doanh thu 3.895 tỷ đồng, bằng 98% cùng kỳ năm 2019 và bằng 85% kế hoạch cả năm. Với các đơn hàng đã ký, Công ty ước đạt doanh thu 2 tháng cuối năm là 705 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành 100% kế hoạch doanh thu năm 2020. TNG cũng đã chuẩn bị đơn hàng cho nửa đầu năm 2021.
Để duy trì công ăn việc làm và thu nhập cho hơn 15.000 người lao động, trong bối cảnh ngành dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Ban lãnh đạo TNG đã linh hoạt triển khai nhiều giải pháp mở ra lối đi mới cho doanh nghiệp. Riêng doanh thu hàng khẩu trang trong năm 2020 đã đem lại cho Công ty hàng trăm tỷ đồng, biên lợi nhuận ở ngành hàng này cao gấp đôi so với hàng gia công cho đối tác nước ngoài.
Khi dịch Covid-19 xảy ra, việc đứt gãy nguyên phụ liệu từ nước ngoài khiến doanh nghiệp gặp khó, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung từ các nhà cung ứng trong nước. Chính dịch Covid -19 đã kéo doanh nghiệp trong nước “lại gần” nhau hơn, kết nối tốt hơn.
Chúng tôi hoàn toàn có đủ tự tin. Công ty đã làm với các nhãn hàng lớn, đã ký đơn hàng đến tháng 6/2021 rồi, đặt tiền mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp. Về cơ bản, những doanh nghiệp lớn, có công nghệ, quản trị sẽ không gặp nhiều khó khăn. Năm 2021 vẫn sẽ chưa hết khó, nhưng 2022-2023 sẽ bật lên rất mạnh.
Xuân Thảo (ghi)
Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả: Tôi tin tưởng và kỳ vọng vào Đảng vì sự phát triển và trường tồn của dân tộc
Thông qua đại dịch Covid-19, đội ngũ doanh nhân Việt Nam tự nhận biết mình đang ở đâu, cần làm gì để chung tay xây dựng, tháo gỡ khó khăn từ hệ lụy do dịch bệnh gây ra. Không gì thiết thực hơn là tập trung hoàn thành các dự án đang triển khai, sớm đưa vào vận hành như đã cam kết, nhằm phụng sự mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng đã đề ra, như một kim chỉ nam hành động và nỗ lực phấn đấu để hướng tới tương lai tốt đẹp. Với chiến lược “Tăng trưởng tập trung”, triển khai các dự án thân thiện môi trường khi đã làm chủ được công nghệ “Gặp núi đào hầm, gặp thung lũng bắc cầu”, Tập đoàn Đèo Cả đã dốc sức hoàn thành hầm Hải Vân 2 đưa vào vận hành, thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tối ưu lực lượng sản xuất để tham gia các dự án như cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh tại Cao Bằng, hai cầu Cửa Lục tại Quảng Ninh, các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Trong bối cảnh hiện nay, để đủ năng lực cạnh tranh và phát triển, doanh nghiệp chúng tôi xác định sẽ tích cực và thẳng thắn tham gia đóng góp ý kiến để cùng với Nhà nước tạo ra một môi trường đầu tư phù hợp trong tương lai, với những phản ánh khách quan từ hoạt động thực tiễn của mình. Đồng thời, mở rộng vòng tay liên doanh, liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và trách nhiệm, tạo ra các chuỗi cung ứng giảm thiểu chi phí và tối ưu lực lượng sản xuất, nhận diện các yếu kém, xác định hạn chế của chính mình để dũng cảm thay đổi, khắc phục. Tuấn Phong (ghi) |
Ông Girish Mulye, Phó Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Pharma: Phòng chống dịch hiệu quả đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất
Ông Girish Mulye |
Pharma Group rất cảm kích và đánh giá cao công tác ứng phó và phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả và kiên định của Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất sau đại dịch.
Đại dịch vẫn sẽ tiếp tục là một thách thức toàn cầu, nhưng chúng tôi tin rằng những biện pháp quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan sẽ giảm thiểu tác động đến người bệnh, cũng như giảm đáng kể áp lực lên hệ thống y tế Việt Nam.
Hướng đến năm 2021, các thành viên của Pharma Group sẽ tiếp tục hợp tác ở quy mô toàn cầu trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển các giải pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị Covid-19. Chúng tôi cam kết tận dụng các công nghệ tân tiến hàng đầu thế giới, nguồn nhân lực và vật lực của mình để chung tay với các Chính phủ và hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia để đối phó với đại dịch này.
Tại Việt Nam, bên cạnh cam kết mạnh mẽ của các thành viên Pharma Group trong việc đảm bảo bệnh nhân được tiếp cận nhanh và bền vững đến các loại thuốc phát minh chất lượng cao, trong năm 2021, Pharma Group cũng sẽ dành nguồn lực cho những hoạt động hợp tác thiết thực và hiệu quả với Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan.
Pharma Group sẽ cam kết xây dựng các chính sách toàn diện, hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe tốt hơn nữa cho người dân Việt Nam (ví dụ thông qua các quy định về Đăng ký thuốc, các quy định liên quan đến thuốc do quỹ Bảo hiểm chi trả và Mua sắm thuốc), và thu hút thêm đầu tư vào Việt Nam; đóng góp các kinh nghiệm và chuyên môn toàn cầu để hỗ trợ phát triển các quy trình và hệ thống tự động hóa, tối ưu hóa để tạo điều kiện triển khai hiệu quả các chính sách và thúc đẩy các nỗ lực của Việt Nam về số hóa trong lĩnh vực y tế.
D.Ngân (ghi)
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Vinatex đặt mục tiêu phục hồi nhanh hơn thị trường chung
Theo các dự báo của thế giới, thị trường dệt may phục hồi cầu về mức năm 2019 sớm nhất là quý 2/2022, chậm nhất là quý 4/2023. Vì vậy, năm 2021 vẫn còn là năm thị trường tiếp tục khó khăn, bất định, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới. Nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập như: Xu thế giảm giá chi phối toàn thị trường; hàng hóa đơn giản, thay thế hàng thời trang, dẫn tới nhiều năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt; kinh doanh online, giảm trung gian, đòi hỏi quản trị và giao tiếp số với toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng. Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành Dệt may Việt Nam và Vinatex đặt kế hoạch cao là đạt kim ngạch XK năm 2021 tương đương với năm 2019, nhanh hơn thị trường chung từ 9 tháng đến 2 năm. Cụ thể, mục tiêu cao cho năm 2021 là XK toàn ngành dệt may đạt 39 tỷ USD và mục tiêu trung bình là đạt 38 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, kiến nghị gửi tới Chính phủ là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất; quan tâm tiếp tục giảm lãi suất vay dài hạn vì năm 2021 bắt đầu vào chu kỳ đầu tư đáp ứng các yêu cầu mới hậu Covid-19, cũng như đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ đáp ứng quy tắc xuất xứ của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Hệ thống ngân hàng thương mại linh hoạt trong đánh giá tín nhiệm. Sau một năm khó khăn hiệu quả thấp, các dự án đầu tư của dệt may, nhất là đầu tư sản xuất sợi, vải không còn được thứ tự ưu tiên cao, tiếp cận vốn khó, lãi suất cao nên rất cần sự đánh giá lại cho giai đoạn mới tương ứng với tốc độ phục hồi của thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ có chính sách cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may, kể cả không gian phát triển và các điều kiện kích thích phát triển. Các địa phương ủng hộ dệt may phát triển trên nguyên tắc phát triển bền vững, sản xuất sạch mà DN dệt may phải tuân thủ theo quy ước toàn cầu của chuỗi cung ứng. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tiết giảm được chi phí ngoài sản xuất, nhất là các chi phí logistic thông qua quy hoạch mạng lưới logistic quốc gia, cùng các chi phí thuế quan khác. Với Bộ Công Thương, kiến nghị đặt ra là tiếp tục hỗ trợ DN khai thác hiệu quả các FTA thông qua hướng dẫn sớm nhất các quy trình đáp ứng quy tắc xuất xứ... Thanh Nguyễn (ghi) |
Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): EVN đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế- xã hội năm 2021
Ông Nguyễn Tài Anh |
Dự báo trong năm 2021, EVN sẽ tiếp tục phải vượt qua hàng loạt các khó khăn, thử thách như dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; nhu cầu điện tăng trưởng không cao trong khi nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn. Cùng với đó, việc đảm bảo cân đối tài chính của EVN chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào khó dự báo trước (như giá nhiên liệu, tỷ giá, tỷ trọng nguồn phát giá thành cao tăng...); khó khăn trong huy động vốn đầu tư…
Trong bối cảnh trên, EVN đặt ra kế hoạch năm 2021 với các chỉ tiêu chủ yếu gồm: Điện thương phẩm đạt 228,156 tỷ kWh, tăng 5,16% so với năm 2020; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Tập đoàn dưới 6,35%; Chỉ số tiếp cận điện năng duy trì vị trí trong ASEAN 4; đầu tư xây dựng đạt tổng giá trị 97.124 tỷ đồng... EVN xác định một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng thực hiện trong năm nay là vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể gồm: Xây dựng kế hoạch cung cấp điện hàng tháng để điều hành hệ thống điện an toàn và tin cậy, khai thác hiệu quả các nguồn điện; chuẩn bị các phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi; chủ động trong việc cung cấp, NK than, khí cho phát điện; phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), các địa phương để cấp nước phục vụ gieo cấy vụ Xuân 2020-2021 đảm bảo hiệu quả cao nhất...
Để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2021, EVN kiến nghị Chính phủ chấp thuận bảo lãnh thu xếp vốn cho các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngoài ra, EVN cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương hỗ trợ EVN và các đơn vị thành viên thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn và lưới điện…
Với các bộ ngành, EVN kiến nghị Bộ Công Thương sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII để làm cơ sở cho EVN các đơn vị triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục ưu tiên bố trí các nguồn vốn ODA, vốn vay nước ngoài để đầu tư các dự án điện của EVN...
Thanh Nguyễn (ghi)
Tin liên quan
Khơi thông “điểm nghẽn” hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA
09:51 | 15/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt tạo làn sóng chuyển đổi xanh mạnh mẽ chưa từng có
15:46 | 21/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phòng vệ thương mại: Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp Việt
07:33 | 21/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics