Cộng hưởng thương hiệu quốc gia và doanh nghiệp để đưa hàng Việt xuất ngoại
Để hàng Việt xuất khẩu không còn “vô danh” |
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập Đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú |
Nhiều ý kiến đánh giá, xây dựng THQG hay từng DN, sản phẩm là quá trình dài lâu, cần đầu tư thời gian, công sức. Quan điểm của ông như thế nào?
Thời gian qua, thiệt thòi rất lớn cho sản phẩm Việt là tạo ra sản phẩm tốt, khác biệt nhưng không được người dân thế giới biết đến. Trách nhiệm của mỗi cơ quan quản lý nhà nước, DN và mỗi người dân là phải nhìn nhận được vai trò của xây dựng thương hiệu Việt Nam để người dân thế giới biết đến, họ mong muốn được sử dụng sản phẩm thương hiệu Việt. Đây như cuộc “trường kỳ kháng chiến”, cần thời gian. Chính phủ cần có chiến lược xây dựng THQG một cách rõ ràng và phải đầu tư cho điều đó. Hạt nhân của THQG là thương hiệu của các sản phẩm, các công ty. Bởi vậy, các công ty cũng cần nhìn nhận được vai trò, giá trị thương hiệu đem lại cho công cuộc kinh doanh của mình.
Trong xây dựng, phát triển thương hiệu các DN Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như thế nào, thưa ông?
Việc đầu tiên trong xây dựng thương hiệu là người tạo ra sản phẩm cần nhận thức được vai trò của thương hiệu. Như tôi được biết, hiện không ít chủ DN vẫn còn nhận thức khá lơ mơ về giá trị thương hiệu cũng như phương pháp xây dựng thương hiệu, cần phải làm sao để họ nhận thức được vai trò, khi đó họ sẽ tìm cách tìm hiểu, xây dựng nhằm đạt được.
Sau bước nhận thức đúng, điểm thứ hai cần có là môi trường, tổ chức đủ trình độ, kinh nghiệm để đào tạo hướng dẫn, cung cấp kiến thức chuẩn mực về xây dựng thương hiệu cho DN. Cuối cùng là cần sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước và người dân để ủng hộ, hỗ trợ cho những DN đầu tư vào xây dựng thương hiệu. Bản thân quốc gia cũng cần đầu tư vào xây dựng THQG để cộng hưởng, giúp DN Việt đưa thương hiệu ra nước ngoài.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về góc độ cơ quan quản lý nhà nước cần đồng hành, hỗ trợ như thế nào nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu cho DN?
Giai đoạn vừa rồi cho thấy, ngay cả ở tầm các cơ quan quản lý nhà nước hiểu biết sâu sắc về thương hiệu cũng chưa rõ ràng. Có nhiều tranh cãi thế nào là thương hiệu Việt, thế nào là hàng hóa “made in Vietnam”.
Bước đầu, tôi cho rằng Nhà nước cần phải làm rõ khái niệm này để người dân, DN hiểu rõ, đồng thời các nguồn đầu tư hướng vào đúng chỗ, tạo ra giá trị cao. Hiện nay đang có nhận thức sai lầm rất lớn về chuỗi giá trị, nhiều khi cổ vũ phát triển chưa đúng, chưa đủ. Ví dụ, Việt Nam mong muốn, kêu gọi phát triển hàng hóa “made in Vietnam” nhưng lại rất ít người kêu gọi xây dựng xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, trong phân khúc giá trị, thương hiệu chiếm đến 20-30%.
Hiểu đúng từng chuỗi giá trị trong 1 sản phẩm cấu thành bởi những công đoạn nào và đất nước Việt Nam, DN đang có thế mạnh tạo ra ở chuỗi giá trị nào cao nhất, nhiều nhất…, chính sách cần phải hướng vào đó để cổ vũ. Ví dụ, phải cổ vũ việc xây dựng thương hiệu, cần ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực đó, sau đó mới làm thêm từng phân khúc giá trị khác như made in, design… Ta nên chọn phân khúc phù hợp với nguồn lực của mình nhằm đem lại giá trị cao nhất.
Xin cảm ơn ông!
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG thêm nhiều cơ hội XK Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế thông qua ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Nhờ đó, hoạt động XK của các DN Việt Nam nói chung và của các DN có sản phẩm đạt THQG nói riêng đang có thêm nhiều cơ hội mới. Trước bối cảnh đó, với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình THQG, Bộ Công Thương đã áp dụng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thực tế các biện pháp hỗ trợ thâm nhập thị trường XK, tư vấn phát triển kinh doanh, thiết lập hệ thống thông tin và kiến thức cập nhật về thương hiệu phục vụ DN hướng đến nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm dịch vụ và đáp ứng các tiêu chuẩn XK của các quốc gia, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU,… Với thị trường nội địa, để hỗ trợ các DN có sản phẩm đạt THQG chiếm lĩnh vị thế cũng như thị phần lớn trước những thương hiệu mạnh của thế giới, Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận biết cũng như nhận thức của người tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm đạt THQG… Chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng: Muốn có thương hiệu phải xây dựng cả chiến lược xây dựng, bảo vệ và khuếch trương Nền kinh tế hội nhập càng sâu, việc xây dựng thương hiệu càng quan trọng. Mấu chốt khiến hiệu quả xây dựng thương hiệu nhiều mặt hàng, đặc biệt là nông sản chưa như mong đợi là bởi tư duy kinh doanh chộp giật của cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn DN khi chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không tính lâu dài. Muốn có thương hiệu phải xây dựng cả chiến lược, kết hợp giữa xây dựng, bảo vệ và khuếch trương thương hiệu. Tôi cho rằng quan niệm về thương hiệu của các DN cũng như các nhà quản lý cấp địa phương chưa đúng. Họ quan niệm chỉ cần sản phẩm có bao bì đẹp, tên tuổi nổi một chút, chịu khó quảng cáo trên truyền hình, tờ rơi, có mặt ở vài hội chợ, lễ hội trái cây… đã là có thương hiệu. Trong khi thực chất đã gọi là thương hiệu phải tìm câu trả lời từ phía khách hàng xem khách hàng thực sự suy nghĩ, đánh giá về sản phẩm đó như thế nào. Muốn có thương hiệu, sản phẩm đòi hỏi phải chất lượng, tiện lợi, luôn đổi mới, bổ sung thêm những giá trị mới. Ngoài ra, dịch vụ trước, trong và sau bán hàng của DN phải tốt,… Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics